(TNO) Nhiều ngày nay, hàng chục hộ dân ở hai xã Kim Thư, Phương Trung (huyện Thanh Oai, Hà Nội) ngày đêm sống trong bất an lo sợ vì tình trạng sạt lở ven sông Đáy ngày càng lún sâu và lan rộng.
>> Sạt lở đất, 7 người chết ở Hà Giang
>> Sạt lở đất ở Hà Giang, 6 người chết, 1 người mất tích
>> Di dời khẩn cấp các hộ gia đình sống bên taluy sạt lở ở Hạ Long
>> Liên tiếp sạt lở đất tại Hạ Long
>> Đê biển Tây sạt lở nghiêm trọng
>> 3 căn nhà sụp xuống sông do sạt lở
Theo phản ánh của các hộ dân trong vùng ảnh hưởng, kể từ đầu mùa mưa năm nay, tình trạng sạt lở bờ sông liên tục gia tăng nghiêm trọng. Sau mỗi trận mưa lớn, bờ sông lại xuất hiện các hố hàm ếch sâu rộng kéo dài hàng trăm mét ven bờ, đất lở từng mảng xuống sông.
|
Anh Lê Văn Thành (49 tuổi, thôn Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai), một hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề cho biết, qua nhiều đợt sụt lún, toàn bộ khu bếp, chuồng lợn đã bị đổ sụp. Mới đây, liên tiếp các trận mưa lớn kéo dài đã xô đổ bức tường bao, các vết nứt trên tường nhà lan rộng và kéo dài hơn. Khoảng sân trước nhà ngày càng sụt lún sâu trở thành ao đọng nước. Quá hoảng sợ trước nguy cơ ngôi nhà bị đổ sập bất cứ lúc nào, cả gia đình bỏ nhà vào trong đê lập nhà tạm để ở.
Ở kế bên, gia đình anh Lê Văn Dung (38 tuổi, thôn Đôn Thư, xã Kim Thư) cũng phải đóng cửa bỏ nhà đi sơ tán ở nhở nhà người thân.
Theo phản ánh của các hộ dân, chính quyền có xuống hiện trường kiểm tra nhưng hiện tại chưa được hỗ trợ và chưa có kế hoạch di dời cho người dân.
Tương tự, tại địa bàn thôn Tây Sơn, xã Phương Trung có hàng chục hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp bị nứt nhà cửa, sân vườn lún sâu nghiêm trọng.
Theo quan sát, nhiều vành đai sụt lún bờ sông ăn sát tường nhà dân, chỉ cách khoảng 2m; nền nhà lún nứt chằng chịt. Hàng loạt cây cối ven sông bị cuốn xuống sông. Tại lối dẫn vào khu vực sạt lở nghiêm trọng ở đoạn giáp ranh giữa hai xã Kim Thư và Phương Trung, biển cảnh báo đã được dựng lên.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Cao Ngọc Đĩnh, Hạt trưởng Hạt quản lý đê điều Thanh Oai, Chương Mỹ (Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội) cho biết, nguyên nhân sạt lở do dòng chảy chủ lưu áp sát vào bờ gây xói lở mạnh, đe dọa các hộ dân ở ven sông.
“Hiện tại chúng tôi đang kiến nghị cấp bách UBND thành phố Hà Nội cấp kinh phí triển khai dự án kè chân đê, lát mái ngăn chặn sạt lở bờ sông đoạn từ K38+150 đến cầu Văn Phương với chiều dài 800m nhưng vẫn chưa được phê duyệt”, ông Đĩnh nói.
Thanh Niên Online ghi lại hình ảnh tình trạng sụt lún nghiêm trọng ven bờ sông Đáy.
|
Nguyễn Tuấn
Bình luận (0)