Theo Reuters, hành động này là kết quả từ việc một số công ty truyền thông đã khởi kiện liên quan đến Telegram. Dù vậy phán quyết đã vấp phải sự phản đối ở Tây Ban Nha. Cơ quan giám sát cạnh tranh CNMC cho biết dịch vụ nhắn tin này chiếm vị trí thứ 4 tại Tây Ban Nha với 19% người sử dụng.
Tòa án Tây Ban Nha tuyên bố đã nhiều lần yêu cầu hỗ trợ hành chính từ chính quyền Quần đảo Virgin thuộc Anh ở Caribe, nơi dịch vụ này được đăng ký, nhưng không có kết quả. Các nhà chức trách đã không hợp tác trong việc làm rõ danh tính chủ sở hữu các tài khoản Telegram mà nội dung có bản quyền đã bị phát tán bất hợp pháp. Nguyên đơn của vụ kiện là các công ty truyền thông gồm Atresmedia, EGEDA, Mediaset và Telefonica.
Tuy nhiên, Telegram hiện vẫn có thể truy cập được từ Tây Ban Nha và ngay cả khi được ban hành, lệnh cấm có thể bị phá vỡ tương đối dễ dàng bằng cách sử dụng kết nối mạng như VPN.
Trước đó, ứng dụng này cũng đã gặp rắc rối vì cáo buộc lan truyền tin giả, nội dung độc hại và vi phạm bản quyền tại một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Đức, Thái Lan, Indonesia.
Được phát triển như một ứng dụng nhắn tin bảo mật từ năm 2013, Telegram là nơi mà các tin nhắn của người dùng được mã hóa đầu cuối mặc định, cho phép nhắn tin an toàn và riêng tư. Vào năm 2023, ứng dụng này cho biết đã có hơn 700 triệu người dùng hoạt động hằng tháng trên toàn thế giới.
Bình luận (0)