Tọa đàm 'Kết yêu thương, tạo thay đổi': Ấm lòng những câu chuyện từ tâm

10/10/2023 14:42 GMT+7

Tọa đàm 'Kết yêu thương, tạo thay đổi', thuộc khuôn khổ cuộc thi Sống đẹp lần 3, mang đến những câu chuyện lay động, từ những tấm lòng dành cho mảnh đời bất hạnh đến cách chúng ta ứng xử với môi trường...

Mở đầu buổi tọa đàm là những câu chuyện về hành trình làm từ thiện của danh ca Ngọc Sơn, gia đình nghệ sĩ Lý Hương. Điểm chung của hai nghệ sĩ là đều tham gia hoạt động từ thiện xã hội từ rất sớm, dù như Ngọc Sơn nói, không phải lúc nào trong túi cũng sẵn tiền mà có khi anh mượn tiền làm trước rồi trả sau...

Thiện nguyện nghĩa là đồng hành để trưởng thành

TOHọa đàm Sông  - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Cát Anh (bìa phải) giao lưu cùng danh ca Ngọc Sơn và nữ diễn viên Lý Hương...

ĐỘC LẬP

Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Cát Anh, đại diện Tổ chức Bảo trợ giáo dục trẻ em Vicaris. Tổ chức của chị đã xuất hiện trong bài viết "Hành trình yêu thương của những tấm lòng Bồ tát" của tác giả Lê Trường An (Bến Tre), với nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh và phát triển giáo dục tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Mục tiêu mà Vicaris hướng đến không chỉ hỗ trợ và bảo trợ giáo dục cho trẻ em bằng những suất học bổng mà còn đồng hành cho đến ngày các em lớn lên, cả về mặt tinh thần. Điều mà chị và mọi người trong nhóm hướng tới là giúp các em cảm thấy mình luôn có người đồng hành trong suốt quá trình trưởng thành. 

Vicaris tạo ra nhiều buổi sinh hoạt, trò chuyện, tạo điều kiện để các em chia sẻ cảm nghĩ của mình, đồng thời tổ chức cũng thực hiện nhiều buổi giao lưu, vẽ tranh về môi trường cho các em, nhằm giúp các em nâng cao ý thức trong việc bảo vệ thiên nhiên quanh mình. 

Thương người như thể thương thân

Những câu chuyện từ thiện ấm lòng trong tọa đàm 'Kết yêu thương, tạo thay đổi'  - Ảnh 2.

Anh Đặng Ngọc Tiến là nhân vật được giới thiệu trong bài viết “Những người hy sinh giấc ngủ chỉ đổi lại nụ cười” của tác giả Nguyễn Văn Công (Hà Nội)

ĐỘC LẬP

Một trong những tấm gương thiện nguyện xuất hiện trong các bài viết Sống đẹp mùa 3 là anh Đặng Ngọc Tiến, đại diện của Đội cứu hộ SOS Đà Nẵng. Nhóm cứu hộ của anh là những người không quản nắng mưa, nguy hiểm để sơ cứu cho những ai không may gặp tai nạn, đồng thời dẹp bỏ nạn đinh tặc cũng như giải quyết vấn đề hỏng hóc xe cộ trên đường. 

Theo chia sẻ của anh Tiến, các thành viên trong Đội cứu hộ SOS Đà Nẵng ban đầu chỉ có vài người và là "dân tay ngang" nên không rành về việc sửa xe máy, nói gì đến cứu hộ vốn đòi hỏi nhiều hiểu biết, vật dụng về y tế. Thế nhưng cả nhóm đã tập tành tìm hiểu... "Lúc mới lập đội, nhóm vá xe cả tiếng đồng hồ, trong khi nếu đem vào tiệm sửa xe thì chỉ tốn 15 phút. Làm lâu rồi mọi người cũng quen, nhiều người biết tới", anh nhớ lại. Đối với việc cứu hộ, nhóm anh nhờ bên y tế hoặc những bạn học về ngành y dành ra các ngày cuối tuần đến hướng dẫn cho các thành viên. 

Những trăn trở về môi trường 

Những câu chuyện từ thiện ấm lòng trong tọa đàm 'Kết yêu thương, tạo thay đổi'  - Ảnh 3.

Chị Nguyễn Ngọc Ánh, người được mệnh danh là "Cô gái vàng trong làng nhặt rác"

ĐỘC LẬP

Chị Nguyễn Ngọc Ánh, người sáng lập Cộng đồng Xanh Việt Nam, đã được tác giả Đặng Hoàng An (Long An) giới thiệu trong bài viết "Cô gái vàng trong làng nhặt rác", trong một lần đi dọc bờ biển đã nghẹn đắng khi nhìn thấy các em nhỏ xây "lâu đài rác" thay vì "lâu đài cát". Chị tâm sự, mình đã nghẹn lại khi hỏi các em tại sao lại xây lâu đài lớn bằng rác, các em hồn nhiên trả lời, vì chỉ nhìn thấy rác khắp nơi.

Những trăn trở về vấn đề môi trường và áp lực mà thế hệ tiếp theo phải gánh chịu từ hình ảnh "lâu đài rác" đã thay đổi chị. Chị thay đổi mình trước, bằng cách thay dần các đồ dùng nhựa hằng ngày. Từ đó, chị sáng lập nên Cộng đồng Xanh Việt Nam, lấy biểu tượng cờ đỏ sao vàng cho đồng phục, phát động chiến dịch trên khắp cả nước. Từ vài thành viên cốt cán ban đầu với phạm vi hoạt động còn hạn chế, nhóm đã thực hiện được hơn 1.000 chương trình, chiến dịch lớn, nhỏ trên cả nước, số rác thu gom trong 4 - 5 năm qua đã lên hàng nghìn tấn. 

Điều mong mỏi của chị, cũng như của những thành viên "Xanh Việt Nam" là giúp cho môi trường trở nên xanh - sạch - đẹp hơn nữa, đồng thời giúp bạn bè quốc tế biết nhiều hơn về người Việt sống đẹp.

Gieo yêu thương nhờ sức trẻ 

Một nhân vật "Sống đẹp" nữa được mời đến giao lưu trong buổi tọa đàm là anh Lê Văn Phúc, đại diện của nhóm từ thiện Fly to Sky, được tác giả Nguyễn Văn Công (Hà Nội) giới thiệu trong bài viết "Hành trình gieo nhân ái từ năm 16 tuổi của chàng sinh viên". Hiện nhóm Fly to Sky là thành viên của Mạng lưới tình nguyện quốc gia và đang hoạt động song song với hai chi nhánh: Gia Lai, TP.HCM.

Những câu chuyện từ thiện ấm lòng trong tọa đàm 'Kết yêu thương, tạo thay đổi'  - Ảnh 4.

Anh Lê Văn Phúc sáng lập nhóm thiện nguyện khi đang học lớp 11

ĐỘC LẬP

Hiện nhóm của anh Lê Văn Phúc đã có 200 thành viên chính thức, hàng ngàn tình nguyện viên, đa phần là học sinh, sinh viên. Tuổi trẻ, theo anh Lê Văn Phúc, là điều rất thuận lợi để làm từ thiện, vì đó là độ tuổi tràn đầy nhiệt huyết và khát khao cống hiến. Anh Phúc cho biết thêm, hiện nhóm có 27 dự án tình nguyện dài hạn, và mặc dù quản lý nhóm đối với người trẻ như anh không hề dễ dàng gì, nhưng nếu có lòng đam mê và thực sự cố gắng thì vẫn có thể cân bằng được giữa trách nhiệm với cuộc sống cá nhân. 

Tọa đàm 'Kết yêu thương, tạo thay đổi': Ấm lòng những câu chuyện từ tâm  - Ảnh 5.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.