Bên cạnh đó, lễ hội còn là sự cộng hưởng các giá trị về mặt lịch sử, phong tục, là bảo tàng sống về các giá trị tinh thần, dân chủ, nhân văn đã được kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đó là sự thỏa mãn các nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh, về giải trí, được đông đảo người dân hưởng ứng.
Tuy nhiên, một số lễ hội hiện nay còn thiếu các tài liệu lịch sử để hiểu một cách đầy đủ và chân thực, vì vậy hiện nay ở một số địa phương còn tổ chức lễ hội theo kinh nghiệm truyền miệng của những người cao tuổi, dẫn đến có những nghi thức không đầy đủ hoặc đôi khi sáng tác cả những "truyền thuyết" gây ra những phản ứng trái chiều trong dư luận.
Để khắc phục những bất cập, hạn chế trong một số lễ hội cần tuyên truyền, hướng dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ giá trị truyền thống, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt Nam trong lễ hội. Phải tôn trọng giá trị văn hóa lành mạnh thực chất của lễ hội. Diện mạo văn hóa của lễ hội trở nên gần gũi với truyền thống khi người tổ chức, quản lý lễ hội và người tham gia thật sự am hiểu về giá trị, các nghi lễ, nét đẹp văn hóa của lễ hội, từ đó điều chỉnh hành vi và có ứng xử văn hóa khi tham gia. Báo Thanh Niên kết hợp với Bộ VH-TT-DL tổ chức tọa đàm về chủ đề: "Văn hóa trong các lễ hội" vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 8.12.2023.
Tọa đàm có sự tham gia của các vị khách mời:
Giao lưu trực tuyến
Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Bình luận (0)