Toán học Việt Nam liệu có thực sự dẫn đầu ASEAN?

04/01/2019 18:03 GMT+7

Theo các nhà toán học, tuy nhiều năm dẫn đầu các nước ASEAN về số lượng công bố khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín nhưng chỉ số này không đủ giúp nền toán học nước nhà đạt đẳng cấp “dẫn đầu” khu vực.

Bất ngờ vì bước tiến bộ lớn
Như Thanh Niên đã đưa tin, theo báo cáo khảo sát của nhóm Trắc lượng khoa học Việt Nam Scientometrics for Vietnam (S4VN), toán học Việt Nam nhiều năm dẫn đầu các nước ASEAN về công bố khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín. Thông tin này nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội, đặc biệt là từ những người thuộc giới học thuật.
Chia sẻ với Thanh Niên, nhiều nhà toán học cho rằng, đây là một tin vui và rất ý nghĩa với cộng đồng toán
“Để có được thành tích khoa học của một quốc gia, cần có sự nỗ lực của rất nhiều cá nhân, và ngược lại, những nỗ lực đó cần được ghi nhận. Toán học hay bất cứ khoa học nào không phải là cuộc chơi của một vài cá nhân xuất sắc, mà thực sự cần một cộng đồng. Cộng đồng đó có lớn, có mạnh có nhiều thành viên giỏi thì mới sản sinh ra các cá nhân xuất sắc. Mặt khác, thành tích chung của một cộng đồng sẽ được nâng lên nếu mỗi cá nhân có ý thức đóng góp cao”.
GS Phùng Hồ Hải (Viện trưởng Viện toán học - Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam)
học trong dịp đầu năm mới. GS Đinh Nho Hào, Viện toán học - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nói: “Cá nhân tôi thấy đây là một tin vui và cảm thấy bất ngờ, vì chưa bao giờ tôi nghĩ rằng số công bố Web of Science của Việt Nam lại cao hơn của Singapore!”.
Các nhà toán học người Việt hiện đang làm việc tại các trường đại học danh tiếng của thế giới cũng cho biết, họ thật sự bất ngờ trước tin vui này.
GS Lê Tự Quốc Thắng, Học viện Công nghệ Georgia (1 trong 5 trường mạnh nhất nước Mỹ về các ngành kỹ thuật), cho biết dù vẫn thường xuyên có mối liên hệ và cộng tác với cộng đồng toán học trong nước, nhưng ông cũng không ngờ giới toán học nước nhà lại đạt được bước tiến bộ lớn như thế.
GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện toán học - Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, cho rằng để đạt được tiến bộ vượt bậc của toán học nước nhà hiện nay thì vai trò của quỹ Nafosted và của Chương trình trọng điểm phát triển toán học 2010 - 2020 là cốt yếu.
GS Ngô Bảo Châu cũng bình luận: “Những con số này có thể làm minh chứng cho sự khởi sắc của toán học Việt Nam trong 10 năm gần đây, lấy mốc là sự kiện Việt Nam đăng cai IMO năm 2007 và khởi động chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển toán học 2010 - 2020 theo gợi ý của ông Nguyễn Thiện Nhân khi đó là Phó thủ tướng”.
Vẫn thiếu những đỉnh cao
Nhưng theo GS Phùng Hồ Hải, bảng xếp hạng vừa rồi của nhóm S4VN là dựa trên số lượng công bố trong khi số lượng công bố lại không phải là tất cả, mà chỉ là một chỉ dấu trong nền toán học. Vì thế, mặc dù số công bố ISI ngành toán của Việt Nam hơn Singapore, nhưng không thể chỉ căn cứ vào đó để nói rằng nền toán học của chúng ta hơn họ.
Bởi, nếu phân tích sâu hơn các chỉ số, chẳng hạn xét số lượng những bài báo công bố ở các tạp chí Q1 (là các tạp chí chiếm vị trí cao nhất trong danh mục các tạp chí quốc tế uy tín - phóng viên) thì chưa chắc mình đã hơn Singapore, và nếu xét số lượng những bài được đăng trên tạp chí đỉnh cao thì chắc chắn ta thua bạn.
GS Đinh Nho Hào thì khuyến cáo, ngoài thông tin đáng khích lệ mà nhóm S4VN công bố, giới toán học nước nhà cần quan tâm để cải thiện một số vấn đề có tính cốt lõi để đánh giá sự phát triển của một nền khoa học. Chẳng hạn như Việt Nam chưa có các công bố xuất sắc và chưa được thế giới công nhận là "có đẳng cấp" vì chưa có nhà toán học Việt Nam nào được mời làm các báo cáo mời ở các hội nghị quan trọng. Ngoài ra, ta cũng chưa có được một trường phái nào trong toán học.
Còn GS Lê Tự Quốc Thắng cho biết, sau khi đọc bài trên Thanh Niên, ông đã tiếp tục tìm hiểu sâu hơn chất lượng công bố của các nhà toán học Việt Nam năm 2017, thì nhận thấy: Việt Nam không có bài nào trong 10 tạp chí toán học có thứ hạng cao nhất, còn Singapore có 1 bài; Việt Nam có 23 bài trong các tạp chí hạng A* của Hội Toán học Úc, Singapore có 56 bài; Việt Nam có khoảng vài ba bài trong các tạp chí “đỉnh cao nhất” (được đăng ở Adv in Math), trong khi Singapore khoảng chục bài trên các tạp chí như vậy, gồm 1 bài trong Ann Sci ENS, 6 bài ở Adv in Math, 2 bài ở SIAM J On Discrete Math, 1 bài ở Amer J Math.
Tuy nhiên, GS Lê Tự Quốc Thắng cho rằng, vẫn có thể hy vọng vào tương lai của nền toán học Việt Nam. “Tôi thấy lớp trẻ ở Việt Nam nhiều người làm toán giỏi, có triển vọng”, GS Thắng nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.