Đó là kiến nghị của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 14.7 đăng bài Tiền điện tăng vì ghi sai.
Sao chỉ nhầm có lợi ?
Việc ghi sai chỉ số công tơ điện nếu người dân không phát hiện ra sớm thì chắc cũng huề cả làng. Thực tế thì cũng không nhiều người kiểm tra lại, trừ khi sai quá nhiều. Mà cũng lạ, ghi nhầm sao lại toàn nhầm có lợi cho nhà đèn không thôi.
HỒNG DƯƠNG ([email protected])
Không phải là ít
Mỗi nhà bị ghi lệch một ít, nhiều nhà cộng lại thì số tiền sẽ là bao nhiêu? Rồi vụ việc sẽ giải quyết ra sao, giải thích qua loa rồi tự xử lý với nhau hay xin lỗi là xong chuyện?
NGUYỄN CAO SƠN ([email protected])
Nhà đèn luôn có lợi
Với cách ghi sai chỉ số như vậy, xử lý bằng cách “ứng trước” vào mùa cao điểm và hoàn dần vào mùa thấp điểm, rồi tính giá điện lũy tiến như hiện nay khiến người dân sẽ phải trả tiền điện với giá cao hơn thực tế. Như vậy sẽ làm tăng doanh thu cho ngành điện trong năm, mặc dù sản lượng điện sản xuất ra trong năm không thay đổi.
NGÔ NGA ([email protected])
Cẩu thả
Ngoài việc ghi sai bất thường thì cũng có trường hợp do người ghi công tơ điện lười, có khi 2 - 3 tháng mới đọc công tơ một lần, những tháng còn lại chỉ áng chừng mức sử dụng tháng trước rồi ghi đại. Do đó, có tháng cộng dồn cả những số chưa ghi của tháng trước nên dẫn đến số sử dụng cao vượt mức, rồi tính giá tiền điện theo lũy tiến nên người tiêu dùng bị thiệt, chỉ có nhà đèn lời mà còn đỡ mất công đọc công tơ nhiều lần.
THANH NAM ([email protected])
TRẦN NGỌC ĐIỀN (Q.Tân Phú, TP.HCM)
PHẠM VĂN HOÀNG (Q.10, TP.HCM)
T.T - HẢI NAM (thực hiện)
|
Bình luận (0)