(TNO) Đó là khẳng định của bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó chủ tịch Ủy ban Hòa bình VN, nguyên đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại EU và Bỉ, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, tại buổi tọa đàm “Vai trò của người trẻ trong công cuộc phòng chống tham nhũng ở nước ta”, diễn ra tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM ngày 26.12.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh (trái) phát biểu trong buổi tọa đàm - Ảnh: Như Lịch
|
Làm gì khi chứng kiến gian lận?
Trước nhiều sinh viên dự tọa đàm đến từ nhiều trường ĐH, bà Tôn Nữ Thị Ninh đặt vấn đề: “Giả định các bạn chứng kiến sự gian lận trong nhà trường, như thấy bạn bè quay cóp hoặc đi quà cáp, phong bì cho thầy cô thì sẽ phải làm gì? Tố cáo ư? Hay la nó? Hay làm ngơ?”.
Rồi bà tự trả lời: “Bài toán đặt ra ở đây là bản lĩnh và sự chín chắn của mỗi người. Tôi nghĩ chí ít cũng lên tiếng ở mức độ nào đó, để giúp bạn mình đang bị vấp ngã”.
Bà tiếp tục hỏi: “Ai thấy chuyện quay cóp là bình thường?”. Một số cánh tay đưa lên. Bà hỏi một nữ sinh viên: “Em có quay cóp không?”. “Dạ có!”, cô gái đáp. Bà Ninh: “Vì sao em quay cóp?”. Nữ sinh viên: “Vì em thấy không tôn trọng môn học của mình”.
Tuy nhiên, bà Ninh phân tích: “Không phải! Đó là em không tôn trọng bản thân mình và không tôn trọng bạn bè. Hành vi quay cóp là tước lấy quyền được đối xử công bằng của những người không quay cóp”.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh nhấn mạnh: “Chúng ta đang bình thường hóa tiêu cực, thấy quay cóp là bình thường thì điều đó là đáng lo nhất”.
Một nữ sinh viên tâm tư: “Chúng em không muốn thờ ơ nhưng cũng có những chuyện đành phải thờ ơ. Bởi vì, bản thân em từng tố cáo gian lận nên bị trù dập, bị trả giá mất một học kỳ”.
Bà Ninh chia sẻ: “Một học kỳ trong đời người cũng không là nhiều, nhưng đổi lại đó là một chiến tích xứng đáng. Quan điểm của tôi, tôi sợ nhất là sự thờ ơ! Thà mình làm vụng về, hoặc chấp nhận bị trù dập còn hơn là sự thờ ơ”.
Rồi bà tự trả lời: “Bài toán đặt ra ở đây là bản lĩnh và sự chín chắn của mỗi người. Tôi nghĩ chí ít cũng lên tiếng ở mức độ nào đó, để giúp bạn mình đang bị vấp ngã”.
Bà tiếp tục hỏi: “Ai thấy chuyện quay cóp là bình thường?”. Một số cánh tay đưa lên. Bà hỏi một nữ sinh viên: “Em có quay cóp không?”. “Dạ có!”, cô gái đáp. Bà Ninh: “Vì sao em quay cóp?”. Nữ sinh viên: “Vì em thấy không tôn trọng môn học của mình”.
Tuy nhiên, bà Ninh phân tích: “Không phải! Đó là em không tôn trọng bản thân mình và không tôn trọng bạn bè. Hành vi quay cóp là tước lấy quyền được đối xử công bằng của những người không quay cóp”.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh nhấn mạnh: “Chúng ta đang bình thường hóa tiêu cực, thấy quay cóp là bình thường thì điều đó là đáng lo nhất”.
Một nữ sinh viên tâm tư: “Chúng em không muốn thờ ơ nhưng cũng có những chuyện đành phải thờ ơ. Bởi vì, bản thân em từng tố cáo gian lận nên bị trù dập, bị trả giá mất một học kỳ”.
Bà Ninh chia sẻ: “Một học kỳ trong đời người cũng không là nhiều, nhưng đổi lại đó là một chiến tích xứng đáng. Quan điểm của tôi, tôi sợ nhất là sự thờ ơ! Thà mình làm vụng về, hoặc chấp nhận bị trù dập còn hơn là sự thờ ơ”.
Theo bà Ninh, bốn năm ở giảng đường, sinh viên có thể phàn nàn về chương trình, môn học này nọ còn nặng nề, nhưng dứt khoát phải biết đứng trên đôi chân của mình và làm chủ bản thân mình.
Khá đông sinh viên tham gia buổi tọa đàm - Ảnh: Như Lịch
|
Chặt mắt xích về nhận thức chưa đúng
Được biết, tọa đàm trên nằm trong Hành trình SIB kết nối của dự án Giảng đường tươi đẹp, do TS Nguyễn Ngọc Oanh, Phó trưởng khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và tuyên truyền làm chủ nhiệm.
TS Nguyễn Ngọc Oanh chia sẻ: “Dự án này muốn thay đổi nhận thức chưa đúng của sinh viên. Chẳng hạn, thấy những anh chị khóa trước “chạy” thầy cô thì những lớp sinh viên khóa sau cũng làm theo. Vì vậy, điều quan trọng là làm sao phải chặt đứt mắt xích về nhận thức này”.
Theo TS Nguyễn Ngọc Oanh, trong xã hội đang tồn tại ba loại thầy cô giáo. Thứ nhất, đó là những người thích... làm khó sinh viên bằng những câu như: “Chưa có điểm đâu; Bài này nhiều người làm kém lắm đấy, muốn biết thì đến gặp tôi”. Tuy nhiên, khi sinh viên đến với những chiếc phong bì thì mọi thứ ổn thỏa cả. Hoặc có những học trò gửi email lần một, lần hai và bị chê bài sơ sài quá, nhưng đến lần thứ ba đem phong bì đến thì nói “bài rất tốt”?!
Thứ hai, theo TS Oanh, là những người có phong bì cũng được, không có cũng không sao. Thứ ba là những thầy cô ra sức chống hành vi tham nhũng, kiên quyết bảo học trò không được làm thế.
“Làm thầy giáo cũng thường gặp nhiều tình huống khó xử. Nhưng nếu mình có cách giải quyết đúng thì không sợ gì cả”, TS Oanh tự tin nói.
Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm sống và học tập vì môi trường cộng đồng, cho rằng có những bạn quan niệm mình còn trẻ, chưa làm ra tiền, không có quyền hạn thì quan tâm đến tham nhũng làm gì. “Nhưng nếu không chịu lên tiếng trước những hành vi tham nhũng, các bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội. Ví như không được đi trên những con đường chắc chắn, luôn sợ bị tai nạn giao thông, không nhận được sự chăm sóc đối xử tốt, công bằng khi đi khám chữa bệnh…”, bà Nguyệt nói.
TS Nguyễn Ngọc Oanh chia sẻ: “Dự án này muốn thay đổi nhận thức chưa đúng của sinh viên. Chẳng hạn, thấy những anh chị khóa trước “chạy” thầy cô thì những lớp sinh viên khóa sau cũng làm theo. Vì vậy, điều quan trọng là làm sao phải chặt đứt mắt xích về nhận thức này”.
Theo TS Nguyễn Ngọc Oanh, trong xã hội đang tồn tại ba loại thầy cô giáo. Thứ nhất, đó là những người thích... làm khó sinh viên bằng những câu như: “Chưa có điểm đâu; Bài này nhiều người làm kém lắm đấy, muốn biết thì đến gặp tôi”. Tuy nhiên, khi sinh viên đến với những chiếc phong bì thì mọi thứ ổn thỏa cả. Hoặc có những học trò gửi email lần một, lần hai và bị chê bài sơ sài quá, nhưng đến lần thứ ba đem phong bì đến thì nói “bài rất tốt”?!
Thứ hai, theo TS Oanh, là những người có phong bì cũng được, không có cũng không sao. Thứ ba là những thầy cô ra sức chống hành vi tham nhũng, kiên quyết bảo học trò không được làm thế.
“Làm thầy giáo cũng thường gặp nhiều tình huống khó xử. Nhưng nếu mình có cách giải quyết đúng thì không sợ gì cả”, TS Oanh tự tin nói.
Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm sống và học tập vì môi trường cộng đồng, cho rằng có những bạn quan niệm mình còn trẻ, chưa làm ra tiền, không có quyền hạn thì quan tâm đến tham nhũng làm gì. “Nhưng nếu không chịu lên tiếng trước những hành vi tham nhũng, các bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội. Ví như không được đi trên những con đường chắc chắn, luôn sợ bị tai nạn giao thông, không nhận được sự chăm sóc đối xử tốt, công bằng khi đi khám chữa bệnh…”, bà Nguyệt nói.
Bình luận (0)