Tính đến giữa tháng 4.2018, sản lượng đường đạt 1,1 triệu tấn, tăng hơn 146.000 tấn so với niên vụ trước. Điều này khiến lượng đường tồn kho tăng thêm 37.000 tấn so với cùng thời điểm này năm 2017 và đạt tổng lượng tồn kho tới 681.000 tấn.
Hệ quả của sự dư thừa nói trên đã kéo giá mía nguyên liệu và sản phẩm đường giảm mạnh. Cụ thể, giá mía nguyên liệu giảm trung bình từ 150.000 - 200.000 đồng/tấn tùy chất lượng và địa bàn, tại khu vực miền Bắc khoảng 850.000 - 1,1 triệu đồng/tấn, ở khu vực miền Trung, Tây nguyên và Nam bộ còn thấp hơn nhiều với chỉ 800.000 - 900.000 đồng/tấn. Thời điểm này năm ngoái, giá bán đường từ các nhà máy từ 15.500 - 17.000 đồng/kg thì nay chỉ còn từ 11.000 - 12.000 đồng/kg, giảm 5.000 - 5.500 đồng/kg.
tin liên quan
Mía rớt giá, sắn 'lên ngôi'Giá đường thô giao ngay trên thị trường thế giới tháng 4.2018 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008. Các nước sản xuất đường lớn như Ấn Độ và Thái Lan trúng mùa, sản lượng tăng mạnh. Sản lượng đường năm nay của Ấn Độ ước đạt 31,5 triệu tấn, vượt nhu cầu tiêu dùng nội địa khoảng 6,5 triệu tấn, hiện nước này đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với Thái Lan, sản lượng mía nguyên liệu đạt 131 triệu tấn, tăng 41% so với cùng kỳ 2017, sản lượng đường trên 14 triệu tấn, tăng khoảng 4 triệu tấn so với năm ngoái.
Lượng đường của VN tồn kho cao là do năng lực toàn ngành còn hạn chế, không cạnh tranh được với đường nhập lậu giá rẻ của Thái Lan. Cụ thể, năng suất mía nguyên liệu chỉ có 61 tấn/ha, năng suất đường 5,6 tấn/ha, chỉ bằng khoảng 60% so với năng suất bình quân của khu vực. Điều này đẩy giá thành sản xuất đường của VN lên cao và không thể cạnh tranh được.
Bình luận (0)