Tổng kiểm toán nói gì về tiêu cực đấu thầu của tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn?

05/06/2024 10:30 GMT+7

Theo Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn, một số vụ án lớn liên quan đến sai phạm trong đấu thầu như tại Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Phúc Sơn, song đây không phải là doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng kiểm toán nhà nước.

Sáng 5.6, tại kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV, ngay sau phần chất vấn Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Tổng kiểm toán Nhà nước (KTNN) Ngô Văn Tuấn lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn.

Tổng kiểm toán nói gì về tiêu cực đấu thầu của tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn?- Ảnh 1.

Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn

GIA HÂN

Tổng KTNN sẽ trả lời chất vấn tập trung 3 vấn đề nóng, gồm trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm. 

Hai là việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán nhà nước. Ba là giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán.

Nêu thực tế vừa qua tại một số dự án đầu tư xây dựng đã kiểm toán, cơ quan chức năng vẫn phát hiện sai phạm qua đấu thầu, đại biểu Trịnh Minh Bình (đoàn Vĩnh Long) đề nghị KTNN lý giải như thế nào và giải pháp khắc phục?

Lý giải vì sao sau kiểm toán vẫn xảy ra sai sót, Tổng kiểm toán Ngô Văn Tuấn nói, KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập. Đối tượng và phạm vi kiểm toán liên quan đến các hoạt động quản lý tài chính công, tài sản công của 12 nhóm đơn vị theo quy định.

Tổng kiểm toán nói gì về tiêu cực đấu thầu của tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn?- Ảnh 2.

Đại biểu Trịnh Minh Bình (đoàn Vĩnh Long)

GIA HÂN

Tổng kiểm toán nói gì về tiêu cực đấu thầu của tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn?

"Vừa qua có một số vụ án lớn liên quan đến đấu thầu, cụ thể liên quan đến tiêu cực trong đấu thầu của Tập đoàn Phúc Sơn và Tập đoàn Thuận An. Tôi khẳng định 2 doanh nghiệp này không phải là doanh nghiệp có vốn nhà nước, không phải đối tượng kiểm toán nhà nước", ông Tuấn nêu.

Dưới góc độ có liên quan, theo Tổng KTNN, các doanh nghiệp này là nhà thầu sử dụng tài chính công. 

KTNN thực hiện kiểm toán tại các chủ đầu tư, xác định tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo tài chính và xác nhận việc tuân thủ pháp luật trong đấu thầu, đầu tư tài chính công, tài sản công. Trên cơ sở hồ sơ tài liệu do đơn vị được kiểm toán do chủ đầu tư cung cấp, phục vụ kiểm toán tính trung thực, đúng đắn của báo cáo tài chính.

"Trong quá trình kiểm toán sẽ xem xét nhà thầu thực hiện gói thầu có đúng không, hồ sơ thầu, chấm thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu. Quá trình kiểm toán sẽ chỉ ra sai sót và kiến nghị từ xử lý tài chính đến trách nhiệm cá nhân, tổ chức có liên quan", ông Tuấn cho hay.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, nêu từ các vụ án tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An và nhiều vụ án khác cho thấy có sự câu kết giữa các doanh nghiệp ngoài nhà nước với một số cán bộ để trục lợi tài sản của nhà nước.

“Tuy các doanh nghiệp ngoài nhà nước không thuộc đối tượng của KTNN, nhưng các đơn vị này đều sử dụng tài chính công, tài sản công, đề nghị Tổng KTNN cho biết giải pháp để tham gia phát hiện phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc tương tự thời gian tới”, đại biểu Cường yêu cầu.

Trả lời đại biểu, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn nhắc lại Tập đoàn Phúc Sơn và Tập đoàn Thuận An đều không thuộc đối tượng để kiểm toán và đơn vị được kiểm toán, nhưng có liên quan đến hoạt động kiểm toán. Riêng về vụ Tập đoàn Phúc Sơn, bị khởi tố liên quan đến chấp hành pháp luật về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm pháp luật về đấu thầu. 

Theo quy định, hoạt động của KTNN đánh giá sự tuân thủ pháp luật của đơn vị được kiểm toán. Trên cơ sở kiểm toán chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan kiểm toán cũng đưa ra kiến nghị. 

"Để kiểm toán tham gia sâu hơn vào quá trình điều tra, thuật ngữ kiểm toán điều tra đã được đề cập từ năm 1946, đến nay gần 80 năm vẫn đang tranh luận ở quốc tế có nên tham gia điều tra, đi đến cùng là truy tố hành vi phạm tội hay không. Hiện nay, ít cơ quan kiểm toán tối cao của các nước phát triển thực hiện chức năng này", ông Ngô Văn Tuấn nêu.

Ông Tuấn cho biết, "KTNN sẽ làm tròn chức năng đánh giá kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật" với tinh thần "đúng bài, đúng vai".

Hơn 67.000 tỉ đồng kết luận kiểm toán chưa thực hiện

Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) nêu báo cáo của KTNN số tiền kiến nghị chưa thu lại được còn nhiều (59%). Bà đề nghị cho biết chưa thu hồi được do chây ì hay chậm khắc phục?

Về nhóm chậm thực hiện kết luận kiến nghị của kiểm toán, theo Tổng kiểm toán Ngô Văn Tuấn, việc thực hiện kiến nghị đã được nhiều cơ quan quan tâm, đặc biệt sau khi Quốc hội thực hiện giám sát tối cao về thực hiện chống lãng phí.

Tổng kiểm toán nói gì về tiêu cực đấu thầu của tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn?- Ảnh 3.

Phiên chất vấn của Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn sáng 5.6

GIA HÂN

Nhưng theo thống kê, vẫn còn hơn 67.000 tỉ đồng kết luận kiểm toán chậm được thực hiện. Nguyên nhân do đơn vị kiểm toán, do ý thức trách nhiệm người đứng đầu, nguyên nhân khách quan do đơn vị khó khăn về tài chính…

Về phía KTNN, ông Tuấn cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để thực hiện kiến nghị kiểm toán nhanh hơn, tốt hơn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.