Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM - Lãnh đạo là tố chất hay rèn luyện?

14/10/2021 11:00 GMT+7

Vừa qua, tại sự kiện The Changemakers Series 2 do Swinburne Việt Nam tổ chức, bà Julianne Cowley - Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM đã chia sẻ với sinh viên về những trải nghiệm và bài học của mình trong quá trình trở thành một nhà lãnh đạo.

Buổi tọa đàm “Are Leaders Born or Made” nằm trong chuỗi sự kiện The Changemakers Series tổ chức bởi Swinburne Việt Nam

Theo bà Julianne Cowley, một nhà lãnh đạo tốt phải là người có thể giúp các thành viên trong tập thể có tinh thần làm việc hăng say và phát huy được những thế mạnh của mình.

Cảm hứng làm việc là chất xúc tác quan trọng giúp hiệu quả công việc được nhân lên. Không chỉ vậy, cảm hứng còn khiến mỗi ngày đi làm trở nên thú vị hơn.

Yêu công việc chính là yếu tố quan trọng giúp nhân viên hoàn thành tốt và tích cực học tập để nâng cao trình độ bản thân.

Quan sát và giao tiếp - Chìa khóa cho sự thấu hiểu của người lãnh đạo

Khi nói về những trải nghiệm thời trẻ của mình, bà Julianne Cowley nhận ra những người lãnh đạo tạo cảm hứng đều có óc quan sát và khả năng giao tiếp rất tuyệt vời.

Họ quan sát từng cá nhân trong tập thể mà mình lãnh đạo, nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, hiểu được trải nghiệm của từng người và có những cách sử dụng người hợp lý, khuyến khích, hỗ trợ nhân viên của mình.

“Bạn sẽ cảm thấy mình rất giá trị và được đánh giá cao khi ở trong một tổ chức mà lãnh đạo quan tâm tới bạn với tư cách là một cá nhân, giúp phát triển và ghi nhận những cống hiến của bạn. Không chỉ là bạn giúp nhà lãnh đạo mà chính họ cũng đang là người giúp bạn phát triển sự nghiệp của bản thân.” Bà Julianne Cowley chia sẻ.

Bạn sẽ cảm thấy có giá trị và được đánh giá cao khi bạn ở trong một tổ chức mà lãnh đạo quan tâm đến bạn với tư cách là một cá nhân

Bà cho biết, giao tiếp là kỹ năng rất quan trọng của nhà lãnh đạo. Nó giúp họ tạo ra một môi trường sôi nổi trong tập thể. Đó là động lực cho nhân viên có được những ý tưởng hay cho công việc.

Một bí quyết được bà Julianne Cowley chia sẻ để tạo ra một môi trường thân thiện với nhân viên của mình đó là sự quan tâm tinh tế tới những điều nhỏ bé trong cuộc sống của mọi người.

Hơn thế, nhà lãnh đạo có thể giúp cho nhân viên trong tập thể của mình quan tâm lẫn nhau, điều đó tạo ra một tập thể có văn hóa mạnh.

Đại dịch Covid và cách đối mặt của các nhà lãnh đạo

Đại dịch Covid, làm việc ở nhà khiến cho công việc luôn đeo bám. Giãn cách khiến bạn không có cơ hội giao tiếp. Điều này ảnh hưởng tới phúc lợi và tinh thần của tất cả mọi người. Hiệu quả công việc của tập thể có thể vì đó mà đi xuống.

Để đảm bảo được chất lượng và hiệu suất công việc, kỹ năng giao tiếp của nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọng. Julianne Cowley chia sẻ, bà đã dành thời gian để cập nhật video của mình cho nhân viên mỗi ngày mặc dù bà chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm như vậy. Theo bà, việc này có thể giúp việc giao tiếp của bà với nhân viên hiệu quả hơn trong thời gian giãn cách.

Nhà lãnh đạo chỉ quản lý thôi là chưa đủ

Trong buổi này, bà Julianne Cowley đã giúp các bạn sinh viên phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý, hai khái niệm thường bị nhầm lẫn. Theo bà, nhà quản lý là người kiểm soát các nguồn lực của tổ chức: Nhân lực, tiền, sản phẩm, kho bãi... Trong khi đó, lãnh đạo lại là người định hướng về tầm nhìn và tạo nguồn cảm hứng cho nhân viên.

Tuy nhiên, bà cho rằng những khái niệm này có thể sẽ thay đổi trong thời kỳ Covid. Không chỉ nhà quản lý, mọi người đều cần có những kỹ năng quản lý dự án, sử dụng tất cả những nguồn lực mình có để công việc hiệu quả.

Cuối chương trình, bà Cowley khuyên các bạn trẻ: “Chìa khóa để sống hạnh phúc dù bạn ở bất cứ vai trò nào đó là được làm việc với những người thú vị, một môi trường văn hóa tốt và giúp cho bạn say mê với công việc của mình hơn”.

Theo dõi thêm các series tiếp theo của The Changemakers Series tại fanpage và website Swinburne Việt Nam để được nghe những câu chuyện của những vị khách mời đặc biệt nhé.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.