Tổng thống Armenia Armen Sarkissian |
afp |
Hãng DW ngày 24.1 đưa tin Tổng thống Armenia Armen Sarkissian thông báo ông sẽ từ chức với lý do không thể ảnh hưởng các chính sách của nước này trong thời gian xảy ra khủng hoảng.
Armenia rơi vào khủng hoảng chính trị do xung đột với Azerbaijan liên quan đến vùng Nagorno-Karabakh tranh chấp.
Ông Sarkissian nhậm chức từ năm 2018 và liên quan căng thẳng với Thủ tướng Nikol Pashinyan năm ngoái về nhiều vấn đề, trong đó có việc cho thôi chức tư lệnh các lực lượng vũ trang. Vai trò của thủ tướng nước này được xem có nhiều quyền lực hơn tổng thống.
“Tôi đã suy nghĩ một thời gian dài. Tôi quyết định rút lui khỏi vị trí tổng thống sau khi làm việc tích cực trong khoảng 4 năm”, ông cho hay trong thông cáo được đăng trên trang web chính thức của tổng thống.
“Điều này có thể dấy lên nghi vấn vì sao tổng thống không thể ảnh hưởng các sự kiện chính trị dẫn đến khủng hoảng quốc gia hiện tại. Lý do lại rõ ràng là thiếu các công cụ phù hợp. Nguồn cơn của một số vấn đề tiềm tàng của chúng ta đang ẩn chứa trong Luật Cơ bản”, theo ông Sarkissian.
Tại cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 12.2015, Armenia theo thể chế cộng hòa đại nghị với quyền lực của tổng thống bị giảm đáng kể. Ông Sarkissian không đề cập trực tiếp đến bất cứ sự kiện hay vấn đề nào trong thông báo về việc từ chức.
Armenia đồng ý ngừng bắn với Azerbaijan vào tháng 11.2021 tại khu vực biên giới, sau khi Nga kêu gọi 2 bên xuống thang đối đầu, sau đụng độ chết chóc nhất kể từ cuộc chiến tranh 6 tuần vào năm 2020, khi Moscow cũng làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình.
Thủ tướng Nikol Pashinyan sau đó chịu áp lực, với các cuộc biểu tình thường xuyên diễn ra trên đường yêu cầu ông từ chức liên quan đến các điều khoản trong thỏa thuận. Theo thỏa thuận do Nga làm trung gian năm 2020, Azerbaijan lấy lại quyền kiểm soát lãnh thổ đã mất trong chiến tranh vào đầu thập niên 1990.
Tổng thống Biden: "Cuộc thảm sát người Armenia là một tội ác diệt chủng" |
Armenia tách khỏi Liên Xô vào năm 1991 nhưng vẫn còn lệ thuộc vào viện trợ và đầu tư từ Nga. Nhiều người dân cáo buộc chính phủ Armenia tham nhũng và không quản lý tốt nền kinh tế.
Bình luận (0)