Các nền kinh tế nhỏ ở Đông và Nam Âu, nơi phụ thuộc nhiều vào đầu tư của Trung Quốc, đã bác bỏ mọi bước đi có tính chất chống lại Bắc Kinh. Các quốc gia này thậm chí còn ngăn chặn những tuyên bố của Liên minh châu Âu (EU) trong việc chỉ trích hồ sơ nhân quyền của đất nước châu Á. Tuy nhiên, ông Macron, trong một cuộc họp tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU, cho rằng mặc dù là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Đại lục, nhưng không có nghĩa châu Âu phải phơi bày hết mọi thứ với điều mà ông gọi là “sự rối loạn của toàn cầu hóa”. Tổng thống Pháp cam kết sẽ làm mọi cách để thực hiện chiến dịch “bảo vệ châu Âu”.
“Mọi thứ đang thay đổi bởi vì hậu quả từ sự rối loạn của toàn cầu hóa. Tôi muốn xây dựng một liên minh xung quanh ý tưởng: Chúng tôi đang kinh doanh tự do, nhưng chúng tôi không phải là những người ngây thơ”, ông Macron nói trong cuộc họp thượng đỉnh.
tin liên quan
Trung Quốc tạo 'cơn bão mua sắm' 207 tỉ USD trên thế giới ra sao?Một thế hệ các nhà đàm phán về thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) mới, hiểu biết hơn đang nổi lên ở Trung Quốc.
Đức và Ý hoàn toàn đồng ý với ý tưởng này của ông Macron. Các nhà lãnh đạo EU cũng sẽ cho phép Ủy ban châu Âu tìm ra cách hạn chế sự tiếp quản nước ngoài trong các lĩnh vực như năng lượng, ngân hàng và công nghệ, những lĩnh vực vốn đang được Trung Quốc “để ý” rất nhiều.
Các nhà ngoại giao EU nhận định rằng việc tập đoàn quốc doanh Trung Quốc ChemChina mua lại tập đoàn dược phẩm và hạt giống của Thụy Sĩ Syngenta với giá 43 tỉ USD đã làm sâu sắc hơn những lo ngại ở châu Âu. Berlin, Paris và Rome cũng cảm thấy thất vọng vì Ủy ban châu Âu đã chấp thuận cho thương vụ mua lại công ty ở nước ngoài lớn nhất của Bắc Kinh, trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì các hạn chế đối với đầu tư của EU.
Thống kê của Rhodium Group cho thấy đầu tư trực tiếp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào EU tăng 77% vào năm ngoái, với ước tính số tiền đầu tư đã lên hơn 38 tỉ USD, so với năm 2015. Ngược lại, các thương vụ mua lại của EU ở Trung Quốc giảm lần thứ hai liên tiếp.
Song, theo South China Morning Post, những nước ủng hộ tự do thương mại như Thụy Điển lại muốn tránh bất kỳ biện pháp nào có thể mâu thuẫn với sự từ chối của EU về chủ nghĩa bảo hộ kinh tế. “Điều cuối cùng chúng ta cần bây giờ là đạt được những tiến bộ đã bị lật đổ bởi chủ nghĩa bảo hộ”, Frits Boklestein, Ủy viên châu Âu của Hà Lan, người đã chỉ trích các ý tưởng của ông Macron, nói.
tin liên quan
Châu Á đối mặt nhiều nguy cơ từ chủ nghĩa bảo hộTình hình chủ nghĩa bảo hộ gia tăng hoặc bất kỳ chính sách thắt chặt tài chính toàn cầu nào cũng đều có thể gây những rủi ro đáng kể đến nền kinh tế châu Á.
Bình luận (0)