Trong một bài phát biểu được truyền hình hôm 8.10, Tổng thống Vucic nói rằng Mỹ và Anh muốn các lực lượng Hungary đẩy mạnh về phía nam vào Serbia nhằm chia cắt quân đội Nam Tư khi đó giữa mặt trận ở Kosovo và mặt trận mới với Hungary.
“[Ông] Clinton và người Anh yêu cầu [Thủ tướng Hungary Viktor Orban] tấn công Serbia từ phía bắc để họ có thể mở rộng lực lượng của chúng tôi từ Kosovo và Metohija đến Vojvodina,” ông Vucic giải thích. Ông Orban đã từ chối yêu cầu, và với sự giúp đỡ của Thủ tướng Đức khi đó Gerhard Schroeder, đã đẩy lùi “áp lực từ Nhà Trắng”.
Tổng thống Vucic: Mỹ từng thúc giục Hungary xâm lược Serbia |
Tổng thống Vucic còn nói rằng Thủ tướng Orban đã tiết lộ với ông về việc Mỹ và Anh đề nghị Hungary xâm lược Serbia trong một cuộc gặp gần đây và cho phép nhà lãnh đạo Serbia công khai nói về đề nghị đó.
NATO đã phát động một chiến dịch ném bom nhắm vào Cộng hòa liên bang Nam Tư vào ngày 24.3.1999, Khi đó, NATO đã đứng về phía những người ly khai gốc Albania, những người đang chiến đấu với người Serbia cho nền độc lập của Kosovo. Hungary đã gia nhập NATO vào ngày 12.3.1999, nhưng không tham gia chiến dịch ném bom.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic (trái) và Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại một cuộc họp báo ở Budapest, Hungary ngày 3.10.2022 |
Reuters |
Theo Tổng thống Vucic, Thủ tướng Orban sau đó đã đến Vương quốc Anh để hội đàm với Thủ tướng Tony Blair lúc bấy giờ và cựu Thủ tướng Margaret Thatcher. Chào đón ông Orban ở cửa văn phòng thủ tướng Anh, bà Thatcher đã nói với ông Orban: “Tôi rất phiền khi ông từ chối tấn công Serbia, đó là lý do tại sao sẽ có nhiều binh sĩ Anh chết hơn”, theo ông Vucic.
Ukraine, Hungary đấu khẩu, nói lãnh đạo "có vấn đề tâm thần" |
Cuối cùng, không có quân Anh nào chết trong chiến dịch nói trên. Cuộc chiến tranh chấm dứt vào tháng 6.1999 với việc ký kết Hiệp định Kumanovo, và sau đó quân đội NATO chuyển đến Kosovo, nơi họ vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Chiến dịch ném bom đó đánh dấu lần đầu tiên liên minh do Mỹ đứng đầu sử dụng vũ lực quân sự mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và vẫn bị nhiều người trên thế giới xem là phi pháp, theo RT.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ và Anh với tiết lộ trên của ông Vucic.
Bình luận (0)