(TNO) Thích hay không thích cũng không thể phủ nhận các đội tuyển bóng đá Việt Nam dưới trào Miura đã đoạn tuyệt hẳn với hình ảnh èo uột về thể lực mà chúng ta vẫn thấy lâu nay.
HLV Toshiya Miura đã giúp cho tuyển thủ Việt Nam tăng thể lực rõ rệt - Ảnh: Bạch Dương
|
Và Miura là ông thầy đầu tiên trong lịch sử thầy ngoại bóng đá Việt Nam tạo nên sự thay đổi đồng loạt ấy. Thời Tavares năm 1995 hay thời Calisto năm 2008, cũng có những thời điểm đội tuyển quốc gia tỏ ra khoẻ khoắn về thể lực, và đủ sức tranh chấp với những đối thủ cao to, dày cơm hơn mình.
Nhưng phải đến Miura thì điều này mới diễn ra từ đội tuyển Olympic (ASIAD 17), đội tuyển quốc gia (AFF Suzuki Cup năm 2014) và đội tuyển U.23 (vòng loại giải U.23 châu Á) một cách đồng bộ. Nếu với hai đội tuyển đầu tiên, những bài tập thể lực của Miura không bị dư luận soi xét quá nhiều (vì thời ấy cả làng soi cả vào đội U.19) thì với đội tuyển thứ ba mọi thứ diễn ra khác hẳn.
12 cầu thủ chấn thương, đến sát ngày đá giải vẫn còn cầu thủ tập riêng vì chấn thương, đến cả cái ông bác sĩ của đội tuyển cũng bị thay thế như một "liệu pháp tinh thần" để giúp cả một tập thể chữa thương cái đầu, rõ ràng lần này quá trình chuẩn bị của đội tuyển U.23 Việt Nam sóng gió, bão bùng không tưởng.
Nhưng đến bây giờ thì mọi người đều thấy những cầu thủ nào sống được qua sóng gió đều đã chơi tốt, chơi tròn trịa và khoẻ khoắn trước những đối thủ giàu thể lực như Malaysia hay Nhật Bản. Còn những cầu thủ nào rơi rụng, bất luận rơi rụng vì chấn thương hay vì vấn đề tư tưởng có lẽ đều ít nhiều tiếc nuối khi nhìn lại những gì mà "những người sống qua sóng gió" vừa thể hiện.
Câu chuỵện thể lực với tuyển U.23, với ông thầy Nhật Bản Toshiya Miura có thể dừng lại ở đây. Vấn đề bây giờ là cái Hội đồng HLV quốc gia cùng những nhà chuyên môn VFF cần phải có những nghiên cứu, đánh giá và kết luận một cách xác đáng về vấn đề này. Thậm chí cần phải tổ chức ngay một cuộc hội thảo khoa học với sự tham gia của các HLV trưởng ở các CLB đang tham dự V.League, giải hạng Nhất, giải hạng Nhì quốc gia.
Nhưng phải đến Miura thì điều này mới diễn ra từ đội tuyển Olympic (ASIAD 17), đội tuyển quốc gia (AFF Suzuki Cup năm 2014) và đội tuyển U.23 (vòng loại giải U.23 châu Á) một cách đồng bộ. Nếu với hai đội tuyển đầu tiên, những bài tập thể lực của Miura không bị dư luận soi xét quá nhiều (vì thời ấy cả làng soi cả vào đội U.19) thì với đội tuyển thứ ba mọi thứ diễn ra khác hẳn.
12 cầu thủ chấn thương, đến sát ngày đá giải vẫn còn cầu thủ tập riêng vì chấn thương, đến cả cái ông bác sĩ của đội tuyển cũng bị thay thế như một "liệu pháp tinh thần" để giúp cả một tập thể chữa thương cái đầu, rõ ràng lần này quá trình chuẩn bị của đội tuyển U.23 Việt Nam sóng gió, bão bùng không tưởng.
Nhưng đến bây giờ thì mọi người đều thấy những cầu thủ nào sống được qua sóng gió đều đã chơi tốt, chơi tròn trịa và khoẻ khoắn trước những đối thủ giàu thể lực như Malaysia hay Nhật Bản. Còn những cầu thủ nào rơi rụng, bất luận rơi rụng vì chấn thương hay vì vấn đề tư tưởng có lẽ đều ít nhiều tiếc nuối khi nhìn lại những gì mà "những người sống qua sóng gió" vừa thể hiện.
Câu chuỵện thể lực với tuyển U.23, với ông thầy Nhật Bản Toshiya Miura có thể dừng lại ở đây. Vấn đề bây giờ là cái Hội đồng HLV quốc gia cùng những nhà chuyên môn VFF cần phải có những nghiên cứu, đánh giá và kết luận một cách xác đáng về vấn đề này. Thậm chí cần phải tổ chức ngay một cuộc hội thảo khoa học với sự tham gia của các HLV trưởng ở các CLB đang tham dự V.League, giải hạng Nhất, giải hạng Nhì quốc gia.
Bài khởi động của U.23 Việt Nam tại vòng loại U.23 châu Á - Ảnh: Bạch Dương
|
Ở đây, chúng tôi không vội khẳng định phương pháp Miura có thể đúng trong một lộ trình dài, gắn liền với quá trình đào tạo cầu thủ ở cấp độ CLB, nhưng rõ ràng đấy là những phương pháp loé lên nhiều hy vọng, và thực sự là chúng ta đang cần một cuộc hội thảo nghiêm túc về vấn đề này.
Hội đồng HLV quốc gia với chủ tịch, kiêm phó chủ tịch chuyên môn VFF Trần Quốc Tuấn, phải hành động ngay thôi!
Bình luận (0)