Với mục tiêu giúp tất cả mọi người có thể dễ dàng di chuyển bao gồm cả người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai và gia đình có con nhỏ tới các sự kiện và địa điểm trong thế vận hội, APM được thiết kế khá đặc biệt. Hãng xe Nhật dự kiến cung cấp khoảng 200 xe APM tham gia phục vụ sự kiện thể thao này trong đó có 1 số xe làm nhiệm vụ cứu trợ.
Về cơ bản, APM được thiết kế như một chiếc xe điện trong các khu resort nhưng hiện đại hơn, có 3 hàng ghế với 6 chỗ ngồi bao gồm cả lái xe. Điều khiến chúng trở lên đặc biệt là hàng ghế thứ 2 có thể gấp gọn để hành khách đi xe lăn có thể di chuyển cũng như tích hợp bộ phận neo giữ ghế và cầu dốc lên xuống xe. Để đảm bảo an toàn hàng ghế đầu tiên được thiết kế cao có 1 chỗ ngồi duy nhất cho lái xe ở vị trí trung tâm để có thể dễ dàng quan sát, hỗ trợ tất cả các hành khách khi ra vào xe.
|
Trên những mẫu APM cứu trợ, 1 nửa không gian hàng ghế thứ 2 và 3 được thiết kế để đặt được 1 cáng cưu thương với bộ phận neo giữ chắc chắn, nửa còn lại dành cho 2 nhân viên y tế. APM sử dụng pin với động cơ tốc độ thấp chỉ dừng lại ở 19 km/giờ, nó có thể hoạt động tối đa 100 km mỗi lần sạc đầy.
Bên cạnh xe APM, Toyota cũng chứng tỏ vị thế của mình trong mảng nghiên cứu robot khi tham gia vào dự án “Robot Tokyo 2020” nhằm cung cấp những người máy hiện đại. Trong đó, có robot dạng linh vật của Thế vận hội Olympic 2020, robot hình người, robot giao tiếp từ xa, robot giao hàng và cả robot hỗ trợ trên sân thi đấu.
|
Với việc sử dụng các dòng xe điện, Toyota cùng với Ủy ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải thấp nhất trong lịch sử các đội xe sử dụng phục vụ Thế vận hội Olympic và Paralympic cũng như giảm thiểu tác động tới môi trường.
Được biết, Toyota sẽ cung cấp tổng cộng khoảng 3.700 các loại xe để phục vụ Tokyo 2020, 90% trong tổng số các xe chính thức được sử dụng là dòng xe điện. Bên cạnh dòng APM đặc chủng còn có các dòng xe pin nhiên liệu hydro như Mirai, hybrid Prius PHV hay chạy điện hoàn toàn như e-Palette và Concept-i…
Bình luận (0)