Trước đó, dự kiến số lượng trẻ tiêm là khoảng 898.537 em, gồm: 885.730 trẻ đi học, 12.807 trẻ đang nuôi dưỡng ở cơ sở bảo trợ xã hội và trẻ chưa đi học.
Hiện Sở Y tế đang tổng hợp số trẻ đăng ký tiêm cụ thể |
Ngọc Dương |
Về hình thức tiêm, đối với trẻ đi học, tiêm tại trường học hoặc tại điểm tiêm được cơ sở giáo dục và y tế địa phương phối hợp quyết định, đảm bảo an toàn tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh. Đối với trẻ không đi học, tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động trên địa bàn do UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện quyết định. Đối với trẻ đang điều trị nội trú tại các khoa nhi của các bệnh viện: tổ chức tiêm vắc xin tại bệnh viện (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác).
Sau ngày 12.4, học sinh TP.HCM học trực tiếp ra sao? |
TP.HCM dự kiến bắt đầu tổ chức tiêm ngay sau khi Bộ Y tế cung ứng vắc xin, phấn đấu hoàn thành trước tháng 9.2022.
UBND TP.HCM yêu cầu Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm rà soát, nhập liệu danh sách học sinh từ 5 đến dưới 12 tuổi đang đi học trên địa bàn. UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm phối hợp Sở LĐ-TB-XH rà soát, nhập liệu danh sách cho nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi không đi học hoặc các trẻ đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc ngành LĐ-TB-XH quản lý. Nhập danh sách trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, số trẻ đồng thuận và không đồng thuận lên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.
Trên cơ sở số liệu dự kiến do Sở GD-ĐT và Sở LĐ-TB-XH cung cấp, Sở Y tế đề xuất với Bộ Y tế nhu cầu vắc xin Covid-19 để bao phủ vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC) chịu trách nhiệm tiếp nhận và bảo quản nguồn vắc xin do Bộ Y tế cấp; phân phối, cấp phát vắc xin, vật tư cho các Trung tâm y tế TP.Thủ Đức, các quận, huyện và các cơ sở tiêm chủng để thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng thời gian theo lịch trình tổ chức tiêm.
4 vấn đề phải đặc biệt lưu ý
Sở Y tế TP.HCM lưu ý 4 vấn đề đối với các đơn vị tiêm chủng, cơ sở y tế. Thứ nhất, đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi mắc Covid-19 thì sau khi khỏi Covid-19 3 tháng mới được tiêm. Thứ 2, các bệnh viện chuẩn bị nhân sự tham gia đội tiêm hỗ trợ các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Thứ 3, bố trí xe cấp cứu và nhân lực trực tại các điểm tiêm theo điều động của Trung tâm cấp cứu 115. Cuối cùng, sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp tai biến sau tiêm vắc xin Covid-19.
Trao đổi với PV Thanh Niên, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, khuyến cáo người dân mạnh dạn cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm vắc xin Covid-19.
Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, tỷ lệ tai biến, phản ứng sau tiêm của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thấp hơn so với từ 12 - 17 tuổi. Theo ông, viêm cơ tim hầu như không thấy ở trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và nếu có chỉ bằng 1/10 so với trẻ lớn hơn. Cứ 1 triệu em từ 12 - 17 tuổi tiêm đủ 2 liều thì có 50 em viêm cơ tim, còn trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thì chỉ bằng 1/10, tức chỉ 5 em. Trên thực tế, thế giới chưa phát hiện viêm cơ tim ở trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, chỉ phát hiện có sự thay đổi điện tâm đồ một chút.
14 triệu chứng thường gặp của biến thể lai Deltacron |
Ngày 10.4, Sở GD-ĐT TP.HCM có công văn hỏa tốc gửi tất cả các phòng giáo dục và các cơ sở giáo dục trực thuộc về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Theo đó, các trường thực hiện thống kê số liệu phụ huynh học sinh đồng thuận, không đồng thuận, số học sinh mắc Covid-19 trong vòng 3 tháng gần đây. Lập danh sách học sinh chưa có mã định danh và có hộ khẩu thường trú ngoài TP.HCM…
Bích Thanh
Bình luận (0)