Chiều 11.10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM họp báo định kỳ đánh giá tình hình dịch tại TP.HCM sau 10 ngày áp dụng Chỉ thị 18 (từ 1.10 đến 10.10).
TP.HCM chưa có chủ trương cho mở dịch vụ ăn uống tại chỗ |
Một quán ăn ở Q.7 sửa soạn chờ ngày phục vụ tại chỗ |
ngọc dương |
Ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, cho biết sau 10 ngày nới lỏng giãn cách, đa số người dân nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt, trong điều kiện bình thường mới. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ truyền thống hoạt động trở lại, nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Công tác an sinh được triển khai đến đông đảo người dân. Công tác phòng, chống dịch đạt nhiều kết quả, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo. Tính đến 11.10, TP đã có 21 quận, huyện và TP.Thủ Đức được đề nghị công bố kiểm soát dịch theo quy định 3979 của Bộ Y tế.
Người Sài Gòn đội mưa, quyết mua bằng được bánh tráng trộn ngày mở bán lại |
Tuy nhiên, theo ông Hải, bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn 3 hạn chế là một bộ phận người dân thực hiện chưa nghiêm việc phòng dịch. Cụ thể là vi phạm 5K, tụ tập đông người, giữ khoảng cách chưa nghiêm, nhiều người không đeo khẩu trang. Số doanh nghiệp hoạt động lại chưa nhiều. Tình hình đi lại của người dân từ TP đến các tỉnh khó khăn.
"TP.HCM vẫn còn nhiều ca F0 trong cộng đồng, đó là thách thức buộc người dân phải điều chỉnh thói quen, không được chủ quan, cảnh giác hơn nữa. Ngoài ra, phải cảnh giác hơn về vấn đề an ninh trật tự. 10 ngày qua từ 1.10 đến 10.10 phạm pháp hình sự xảy ra 70 vụ, bắt 54 đối tượng, xảy ra 11 vụ cháy, làm chết 1 người, bị thương 4 người", ông Hải cho biết.
Với câu hỏi của báo chí về chủ trương mở dịch vụ ăn uống tại chỗ trong thời gian tới, ông Nguyễn Nguyên Phương (Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM) cho biết, thời gian qua, loại hình dịch vụ nào đủ điều kiện thì đã được mở lại, loại hình khả năng gây ra nhiều rủi ro thì phải cân nhắc. Bởi dịch vụ ăn uống tại chỗ là tụ tập đông người nên chưa có chủ trương mở lại. Trên bình diện chung, TP xét thấy chưa nên mở.
Các loại dịch vụ sẽ do từng sở, ngành liên quan phụ trách, riêng việc ăn uống do Ban quản lý An toàn thực phẩm phụ trách. Sở Công thương sẽ tiếp tục tham mưu, phối hợp.
Rồng rắn xếp hàng dưới mưa chờ mua bánh mì ‘đắt nhất Sài Gòn’ |
Chi trả chậm so với tiến độ do... nghẽn mạng
Về tiến độ chi trả gói hỗ trợ đợt 3, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) nhấn mạnh, đến nay, số lượng chi trả đợt 3 đến tay hơn 3, 7 triệu người. Theo đó, con số này sẽ tiếp tục tăng theo từng giờ đối với 312 phường, xã, thị trấn trên địa bàn. Với tiến độ này, chắc chắn đến ngày 15.10, các đơn vị sẽ hoàn thành chi trả theo chỉ đạo của TP.
Ông Lâm nói thêm, việc vận hành chi trả qua ứng dụng theo công văn của UBND TP đến nay thuận lợi và chưa có vấn đề phát sinh. Nhưng về mặt công nghệ, do hạ tầng cùng lúc có hơn 1 triệu người truy cập nên nghẽn mạng. Các tổ chi trả của khu phố chậm hơn so với tiến độ và các vùng xa trung tâm mất nhiều thời gian. Đến nay, 6 đơn vị đạt trên 90% là Phú Nhuận (96,3%), còn lại trên 90%.
Có một số phản ánh của người dân về việc P.An Khánh, P.An Phú (TP.Thủ Đức, TP.HCM) kêu gọi người thật sự khó khăn mới nên đăng ký nhận hỗ trợ. Giải thích khái niệm “thật sự khó khăn” là thế nào, ông Lâm cho biết khái niệm này được hiểu theo công văn 3181, có 3 nguyên tắc để xem xét chi trả hỗ trợ, đó là rà soát đảm bảo chi đủ, đúng, không trùng lắp, không phân biệt. Ngoài ra phải công khai minh bạch, không trục lợi cá nhân; và phát huy tối đa nguồn lực. Ông Lâm nói thêm: "Chúng ta thấy rằng hoàn cảnh thật sự khó khăn là hỗ trợ cho người có hoàn cảnh thực sự khó khăn do dịch Covid-19, do mất việc làm, giảm thu nhập. Những người này sẽ được công khai ở tổ khu phố, dân phố phê duyệt”.
Bình luận (0)