Tối 12.11, trong chương trình “Dân hỏi - Thành phố trả lời”, TS - BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu (Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) và TS - BS Phan Minh Hoàng (Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 6) giải đáp nhiều thắc mắc của người dân về điều trị F0 trong giai đoạn tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM phức tạp trở lại.
Ngày 13.11: Cả nước 8.497 ca Covid-19, 1.843 ca khỏi | TP.HCM 1.240 ca |
Hỏi: Là F0 được hướng dẫn điều trị tại nhà nhưng tôi muốn được vào bệnh viện điều trị có được không?
Tiến sĩ – bác sĩ (TS - BS) Phan Minh Hoàng: Các F0 tại TP.HCM sẽ được phân loại và hướng dẫn điều trị cụ thể. F0 trẻ hơn 30 tuổi, không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ đảm bảo sức khỏe thì được nhân viên y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà từ chế độ dinh dưỡng, tập luyện. Bên cạnh đó hướng dẫn F0 sử dụng thuốc khi có triệu chứng sốt, ho.
Bệnh nhân trên 50 tuổi hoặc có bệnh nền thì khuyến cáo đưa vào bệnh viện dã chiến hoặc bệnh viện thu dung để được theo dõi, điều trị. Hoặc đến bệnh viện nơi lưu trú để được điều trị, bởi tất các bệnh viện đều có khu/khoa điều trị Covid-19.
Bệnh nhân từ 30 – 50 tuổi, nhân viên y tế sẽ tạo group trên zalo, viber để hướng dẫn, theo dõi bệnh nhân. Theo nghiên cứu có khoảng 3% trong nhóm bệnh nhân này chuyển từ nhẹ đến trung bình. Nhân viên y tế sẽ triển khai mô hình y tế gia đình, theo dõi sát và đưa vào bệnh viện điều trị kịp thời khi trở nặng.
Trường hợp F0 có nhu cầu vào bệnh viện thì tất cả các bệnh viện trên TP.HCM đều có thể tiếp nhận thu dung và điều trị.
Trên TP.HCM hiện có các bệnh viện dã chiến được thành lập và tiếp nhận điều trị F0. Khi đã hiểu về SARS-CoV-2 và có cách điều trị, biện pháp phòng ngừa thích hợp thì SARS-CoV-2 cũng trở thành như những người bạn thông thường như tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân khác.
Bên cạnh đó, Sở Y tế TP.HCM cùng Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam kích hoạt trở lại cổng thông tin 1022 (mạng lưới thầy thuốc đồng hành) để tương tác, hỗ trợ và tư vấn tâm lý cho F0.
Người dân đã tiêm vắc xin cần tuân thủ tuyệt đối một số nguyên tắc để tránh nhiễm Covid-19 |
KHẢ HÒA |
Hỏi: Tại sao người nhà bị Covid-19, đưa vào bệnh viện nhưng không ai nhận?
TS - BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu: Hiện nay hầu hết các bệnh viện tại TP.HCM bắt buộc phải tiếp nhận các bệnh nhân vào trong các bệnh viện của mình, sau đó sàng lọc xác định nhiễm Covid-19 hay các bệnh lý khác.
Sở Y tế TP.HCM đã có hướng dẫn quy trình sàng lọc những người đến khu vực khám bệnh ngoại trú, và có đơn vị tiếp nhận trường hợp nghi nhiễm Covid-19. Sau đó sẽ xác định chuyển đến các bệnh viện chuyên môn điều trị.
Nếu các bệnh viện không thực hiện đúng quy trình này, người dân có quyền liên hệ đến đường dây nóng của Sở Y tế TP.HCM là 096 777 1010, trực 24/24.
Hỏi: Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi các bệnh viện vẫn tiếp nhận điều trị Covid-19?
TS - BS Phan Minh Hoàng: Các bệnh viện đều triển khai phân luồng và khám sàng lọc, khám bảo hiểm y tế. Trường hợp khám sàng lọc không có triệu chứng gì thì sẽ trình PC – Covid để khám thông thường. Trường hợp liên quan đến bệnh lý hô hấp thì sẽ được test nhanh, đánh giá. Buồng khám sàng lọc được chia ra để tránh lây nhiễm cho các bệnh nhân.
Người lành mang vi rút (không có triệu chứng) sẽ được test PCR để đánh giá tải lượng vi rút. Tải lượng vi rút dưới 30, có khả năng lây nhiễm cộng đồng, nhân viên y tế hướng dẫn F0 cách ly tại nhà và sử dụng thuốc hiệu quả. Trường hợp suy hô hấp nặng hơn sẽ được khuyến cáo đến bệnh viện điều trị phù hợp.
Hỏi: Giá xét nghiệm Covid-19 công khai và thu không giống nhau, khi gặp trường hợp này tôi có phải phản ánh không?
TS - BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu: Tình trạng loạn giá xét nghiệm đã xảy ra trong thời gian vừa qua. Vì vậy, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu các cơ sở y tế phải công khai giá xét nghiệm của mình trên cổng thông tin Sở Y tế TP.HCM.
Mới đây, Bộ Y tế cũng ban hành Thông tư 16/2021 quy định lại giá các loại xét nghiệm thực hiện trong bệnh viện, và các cơ sở y tế tư nhân.
Khi cần phản ánh về giá xét nghiệm Covid-19 thì người dân có thể phản ánh qua đường dây nóng của Sở Y tế TP.HCM - 096 777 1010.
Hỏi: Tôi muốn biết thực trạng nhiễm Covid-19 tại các bệnh viện như thế nào?
TS - BS Phan Minh Hoàng: Các bệnh viện đang ưu tiên tiêm vắc xin cho các bệnh nhân. Để đảm bảo an toàn, bệnh viện tạo điều kiện tiêm vắc xin cho người nuôi bệnh nhân. Khi phát hiện bệnh nhân nhiễm Covid-19, nhân viên y tế sẽ chuyển sang phòng, khu vực được chuẩn bị sẵn để điều trị Covid-19.
Hỏi: Thực tế cho thấy tiêm 2 mũi vắc xin vẫn bị nhiễm Covid-19, vậy người dân cần làm gì để phòng tránh?
TS - BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu: Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 vẫn là giữ khoảng cách, tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, tránh đưa tay lên mũi, mắt, miệng để nhiễm bệnh. Đây là những biện pháp phải cần phải tuân thủ tuyệt đối.
Hỏi: Khi tự xét nghiệm dương tính, nhưng không gọi trung tâm y tế được thì tôi có được tự đi đến bệnh viện để xét nghiệm lại hay không?
TS - BS Phan Minh Hoàng: Sau khi đã tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19, cơ thể đã tạo kháng thể nhất định thì người dân có thể tự đi đến các bệnh viện gần nhất để test khẳng định dương tính và được nhân viên y tế hướng dẫn theo dõi, chăm sóc tại nhà. Sau 3 – 5 ngày cách ly tại nhà, người dân có thể liên hệ trung tâm y tế để nơi này cử người xuống hỗ trợ và test lại.
Hỏi:Người nhà là F0 đang điều trị tại bệnh viện, thì việc theo dõi thông tin người bệnh như thế nào?
TS - BS Phan Minh Hoàng: Bệnh nhân suy hô hấp nặng khi đưa vào bệnh viện điều trị sẽ được nhân viên y tế chăm sóc và có những cách để thông tin tình trạng bệnh nhân cho người nhà.
Trong trường hợp một số bệnh nhân đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực và cần có người nhà thì bệnh viện sẽ tạo điều kiện cho người nhà (từng là F0) tình nguyện vào hỗ trợ chăm sóc người thân nhiễm Covid-19.
Số ca Covid-19 ở TP.HCM đang tăng và cao hơn số liệu thống kê |
Bình luận (0)