Trước đó, trong tháng 11.2017, UBND TP.HCM đã 2 lần gửi văn bản kiến nghị những vấn đề cũng liên quan về vốn đầu tư dự án metro đang triển khai xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
Về dự án metro số 1, UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan thay mặt Chính phủ trình Quốc hội báo cáo về thay đổi tổng mức đầu tư theo quy định. Dự án này dù khởi động từ hơn 10 năm trước nhưng đến nay vẫn còn “lình xình” về tổng mức đầu tư.
tin liên quan
Metro Bến Thành - Suối Tiên đội vốn 30.000 tỉ đồng: 'Điểm mặt' trách nhiệm 3 bộ và TP.HCMTăng vốn do cả chủ quan và khách quan
Theo UBND TP.HCM, tổng mức tăng so với lần phê duyệt ban đầu do 3 nguyên nhân chính: tăng khối lượng xây dựng, sự biến động khách quan của nguyên - vật liệu do trượt giá, cập nhật tỷ giá yên Nhật và VND (do trượt giá) và tỷ lệ tính toán các chi phí dự phòng, rủi ro trượt giá theo quy định mới.
Tại thời điểm này, do phía Việt Nam không có kinh nghiệm trong việc thẩm tra việc lựa chọn tư vấn thẩm tra. TP.HCM đã đề nghị Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tuyển chọn tư vấn độc lập thẩm tra, và JICA đã chọn đơn vị tư vấn là SMRT và CPG (đều xuất thân từ chính phủ Singapore, trong đó SMRT quản lý hầu hết các tuyến metro ở Singapore).
tin liên quan
Lo thiếu vốn làm metro số 1, TP.HCM tiếp tục 'cầu cứu' Bộ Tài chínhĐến nay, dự án metro số 1 đã ký kết 3 hiệp định vay với tổng vốn hơn 155 tỉ yên Nhật (tương đương 31.208 tỉ đồng), giải ngân được hơn 59 tỉ yên Nhật (tương đương 11.929 tỉ đồng, đạt 38% tổng số vốn vay đã ký kết). Bên cạnh đó, từ khi được phê duyệt điều chỉnh năm 2011, dự án đã triển khai thi công và hoàn thành khoảng 48% khối lượng nhưng không phát sinh tăng thêm vốn đầu tư.
Đối với dự án metro số 2, UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ duyệt chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 1,3 tỉ USD (phê duyệt năm 2010) lên hơn 2,1 tỉ USD do ảnh hưởng các yếu tố như trượt giá, chi phí tài chính, xây dựng…; lùi thời hạn hoàn thành dự án đến năm 2024, thay vì vào năm 2018 như kế hoạch trước đây.
8 tuyến metro và “giấc mơ thoát kẹt xe” ở Sài Gòn
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, áp lực giao thông ngày càng gia tăng mức độ căng thẳng. Hiện TP.HCM đã có hơn 8 triệu xe máy, ô tô; bình quân mỗi tháng có thêm khoảng 30.000 phương tiện đăng ký mới. Trong khi đó, theo Sở GTVT TP.HCM, tỷ lệ mặt đường giao thông so với diện tích đô thị của TP.HCM hiện thấp nhất cả nước, chỉ đạt mật độ 1,98 km/km2 (theo quy chuẩn xây dựng VN phải đạt 10 - 13,3 km/km2).
Để giải bài toán giao thông, từ khoảng 20 năm trước, TP.HCM đã tính toán nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông để giải quyết nhu cầu đi lại, tháo những “nút thắt cổ chai” về giao thông vốn được xem là một trong những lực cản của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, nhiều quy hoạch giao thông được xúc tiến với việc tính toán xây dựng hệ thống đường sắt đô thị - metro với 8 tuyến; đường trên cao; các tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (tramway hoặc monorail)… để tiến tới xóa bỏ hình ảnh phương tiện ùn tắc, kẹt cứng thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường bộ như hiện nay.
Tuy nhiên, mặc dù việc quy hoạch hệ thống giao thông TP.HCM được duyệt từ lâu nhưng chủ yếu do khó khăn về nguồn vốn đầu tư, nên đến nay hầu hết các quy hoạch trọng điểm về giao thông đô thị hiện đại vẫn chưa thể triển khai đúng kế hoạch.
Cụ thể, hệ thống đường trên cao, các tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray chưa triển khai. Riêng 8 tuyến metro được xem là “giấc mơ thoát kẹt xe” của người dân Sài Gòn, hiện chỉ mới xây dựng tuyến metro số 1; tuyến metro số 2 và metro số 5 cũng đang trong quá trình triển khai, và tất cả các dự án đều bị lùi tiến độ cũng chủ yếu do khó khăn về nguồn vốn.
Ước tính TP.HCM cần đến khoảng 40 tỉ USD để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trong những năm tới. Trong khi đó, thực tế vốn dành cho hạ tầng, đầu tư phát triển của TP.HCM chỉ khoảng trên dưới 10.000 tỉ đồng mỗi năm.
|
Bình luận (0)