|
Theo đó, trường hợp không thể giữ thì mới tính đến chuyện thay thế. Trong trường hợp cây bảo tồn không phù hợp với quy hoạch cây xanh của tuyến đường thì phải có sự nghiên cứu kỹ, không giải quyết cứng nhắc, xem xét thận trọng, đề xuất cách giải quyết.
Theo đánh giá của ông Tín, cây xanh là một bộ phận của đô thị, không chỉ đã và đang góp phần trong việc bảo vệ môi trường mà còn tạo nên bộ mặt của đô thị. Tuy nhiên, trong thực tiễn quản lý và quy hoạch đô thị của thành phố còn nhiều bất cập, cây xanh chưa được thật sự quan tâm đúng mức.
Ông Tín chỉ đạo Sở GTVT tập trung hoàn thành trong năm 2015 đề án quy hoạch và cải tạo hệ thống cây xanh trên các tuyến đường của thành phố; đề án xác định nguy hại, đánh giá rủi ro và quản lý an toàn cây xanh đường phố tại TP.HCM. Yêu cầu đặt ra là cây xanh được trồng phải phù hợp với cảnh quan, không gian kiến trúc đô thị trên từng tuyến đường cụ thể.
Trong thời gian đề án nêu trên chưa được nghiên cứu hoàn thành, Sở GTVT phải định hướng trước chủng loại cây để có kế hoạch trồng và thay thế cây bị sâu bệnh, mục, già cỗi,… có nguy cơ ngã đổ, buộc phải thay thế, báo cáo UBND thành phố trong tháng 12.2014.
Tin, ảnh: Đình Phú
>> Cây xanh ở Pleiku có nguy cơ chết yểu
>> Chùm ảnh: Rùng mình cảnh cây xanh Sài Gòn đè nhà cửa, xe máy, ô tô
>> Mưa lớn, cây xanh ngã đổ, giao thông nhiều nơi ở Sài Gòn tê liệt
>> TP.HCM sẽ đốn hạ thêm nhiều cây xanh
Bình luận (0)