Thông tin từ Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM cho thấy, trung bình mỗi ngày, TP.HCM thu gom và xử lý lượng rác thải đô thị phát sinh khoảng 7.000 tấn, đó là chưa kể khoảng 8 tấn rác đang được chính người dân “xả bừa” ra đường phố, đổ vào các hệ thống kênh rạch.
tin liên quan
Học sinh lớp 11 chế máy 'nhắc nhở' bỏ rác đúng quy địnhHai học sinh Trường THPT Vị Thủy (H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã sáng chế thành công chiếc máy phát hiện rác có khả năng phát ra âm thanh nhắc nhở mọi người bỏ rác đúng nơi quy định.
Số liệu cũng cho thấy, chỉ riêng tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, trung bình mỗi ngày gánh 5 - 6 tấn rác thải.
Để thu gom và xử lý lượng rác thải nói trên, trung bình mỗi năm thành phố phải chi khoảng 2.200-2.400 tỉ đồng. Như vậy, trung bình mỗi tháng, TP.HCM chi trên dưới 200 tỉ đồng chỉ để thu gom và xử lý rác thải. Và 90% số chi này đang lấy từ ngân sách của TP.HCM.
Trước đó, một số liệu từ Sở Công thương TP.HCM cho thấy, chỉ riêng kênh phân phối bán lẻ, trung bình mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ hơn 9 tấn túi nilon khó phân hủy. Theo quy hoạch xử lý rác của TP.HCM, đến năm 2015 thành phố phải tái chế đến 40% tổng lượng rác, chôn 40% và còn lại là đốt. Tuy nhiên, cho đến nay, tỉ lệ đó vẫn còn là “con số trong mơ”, bởi lượng rác chủ yếu là chôn lấp, chiếm đến 75%.
tin liên quan
Nỗi lòng người 16 năm vớt rác kênh nước đen khi thấy bà con xả rác16 năm vớt rác trên các dòng kênh nước đen ở Sài Gòn. Đó là việc làm của anh Đinh Văn Việt ở Đội vệ sinh 5, Xí nghiệp Môi trường Đô thị thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 8, TP.HCM.
Kế hoạch tổng thể xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016-2020 cho thấy, TP.HCM một lần nữa sẽ đẩy mạnh việc áp dụng áp dụng công nghệ tái chế, làm phân compost và đốt đạt tỉ lệ 40%, chôn lấp hợp vệ sinh 60% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt.
Bình luận (0)