TP.HCM sau 30.9: Người đã tiêm 1 mũi vắc xin được đi làm thủ tục hành chính

24/09/2021 12:21 GMT+7

Sau ngày 30.9 TP.HCM sẽ mở cửa hoạt động trở lại toàn bộ nhưng không ồ ạt , mà căn cứ vào Bộ tiêu chí an toàn của từng cơ quan, đơn vị nhà nước; từng loại hình kinh doanh , ngành nghề...

Chính quyền TP.HCM đã chuẩn bị các chiến lược để chuyển sang giai đoạn bình thường mới, sống trong môi trường có Covid-19
Theo đó, kế hoạch của chính quyền TP.HCM sau ngày 30.9 là TP.HCM sẽ mở cửa hoạt động trở lại toàn bộ nhưng không ồ ạt, mà căn cứ vào Bộ tiêu chí an toàn của từng cơ quan, đơn vị nhà nước; từng loại hình kinh doanh, ngành nghề. 

Thủ tướng yêu cầu sớm dùng chung một app, quy định người có 'app xanh' được di chuyển

Lộ trình hoạt động của cơ quan, đơn vị nhà nước 

Theo công văn 3086 của Chủ tịch UBND TP.HCM, từ ngày 1.10 tới, ngày đầu tiên cơ quan, đơn vị nhà nước TP.HCM trở lại hoạt động, cán bộ, nhân viên phải được xét nghiệm âm tính (bằng test nhanh hoặc RT-PCR), cùng với biện pháp 5K, và thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19
Đồng thời các cơ quan, đơn vị nhà nước tại TP.HCM sẽ hoạt động, mở cửa dần theo 3 giai đoạn. 
Bên cạnh đó, đối với công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính, sẽ làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp trên tinh thần phục vụ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. 

Điều kiện để các cơ quan, đơn vị nhà nước được hoạt động sau ngày 15.9

Tổng hợp: Lam Nguyên - Đồ họa: Tân Nhựt

Giai đoạn 1 (Từ ngày 1.10.2021 đến 31.10.2021)
Số lượng người làm việc tại trụ sở: tối đa 1/2 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Trường hợp do đặc thù hoặc có nhu cầu bố trí quá 1/2 thì phải được UBND TP.HCM chấp thuận bằng văn bản.
Điều kiện được làm việc trực tiếp tại trụ sở: người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 (hoặc được cấp thẻ xanh Covid);
Xét nghiệm nhanh Covid-19: 7 ngày/lần. Sở Y tế cung cấp test nhanh Covid-19 theo số lượng đề nghị của cơ quan, đơn vị.
Công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính: Làm việc trên tinh thần phục vụ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Bao gồm:
Các thủ tục hành chính đã được các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (theo công văn số 4910/QĐ-UBND, ngày 2.11.2008): tiếp nhận, giải quyết và trả hồ sơ qua hình thức trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính công ích.
Thủ tục hành chính đặc biệt, cấp bách (theo công văn 4230 của UBND TP.HCM) được tiếp nhận trực tiếp: Đăng ký khai sinh, khai tử; thủ tục liên quan đến kho bạc, công chứng, chứng thực di chúc, hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đăng ký biện pháp bảo đảm… để vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân; bảo trợ xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; thủ tục khác liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng chống dịch Covid-19.
Tùy tình hình, có thể cập nhật đề xuất mở rộng lĩnh vực thủ tục hành chính đặc biệt.
Cá nhân, đại diện tổ chức đến làm việc trực tiếp tại trụ sở: Đã được tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19. Chưa tiêm đủ 2 mũi phải có kết quả âm tính (test nhanh hoặc RT-PCR) tại cơ sở y tế có thẩm quyền.

Đợi từ 4 giờ sáng chưa được test Covid-19, shipper ngậm ngùi ra về

Đối với địa phương được công bố kiểm soát được dịch bệnh Covid-19: Căn cứ nhu cầu công tác bố trí người lao động được cấp thẻ xanh Covid làm việc trực tiếp tại trụ sở, trừ người đang cư trú tại các địa bàn được thiết lập vùng phong tỏa và khu vực vùng đỏ.
Đối với công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính: phục vụ trực tuyến công hoặc trực tiếp theo yêu cầu của người dân.
Cá nhân, đại diện tổ chức đến trực tiếp trụ sở yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính phải được cấp thẻ xanh Covid. Đối với trường hợp chỉ có thẻ vàng Covid phải có xét nghiệm âm tính tại cơ sở y tế có thẩm quyền.
Giai đoạn 2 (Từ 1.11.2021 đến hết ngày 15.1.2022)
Số lượng người làm việc tại trụ sở: tối đa 2/3 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Các đơn vị đặc thù hoặc có nhu cầu bố trí quá 2/3 thì phải được UBND TP.HCM chấp thuận bằng văn bản.
Điều kiện được làm việc trực tiếp tại trụ sở: có thẻ xanh Covid.
Xét nghiệm: 7 ngày/lần
Công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính: khuyến khích, ưu tiên sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
Ngoài phạm vi danh mục thủ tục hành chính đặc biệt, cấp bách thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ động mở rộng lĩnh vực, số lượng thủ tục hành chính tiếp nhận, xử lý, trả đơn trực tiếp tùy tình hình thực tế nhưng phải phù hợp yêu cầu phòng chống dịch.
Cá nhân, đại diện tổ chức đến trực tiếp trụ sở: phải có thẻ xanh Covid. Trường hợp chỉ có thẻ vàng Covid thì phải có kết quả xét nghiệm âm tính (bằng test nhanh hoặc RT-PCR).
Giai đoạn 3 (Sau ngày 15.1.2022)
Số lượng người làm việc tại trụ sở: toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đủ điều kiện được làm việc trực tiếp tại trụ sở.
Điều kiện được làm việc trực tiếp tại trụ sở: đã được cấp thẻ xanh Covid. Nếu thẻ vàng Covid thì có kết quả xét nghiệm âm tính theo quy định bình thường mới.
Đối với công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính: thực hiện theo quy định, ưu tiên, khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và thực hiện tiếp nhận, trả kết quả thông qua dịch vụ bưu chính công ích; hạn chế tiếp xúc trực tiếp, và tập trung đông người.
Cá nhân, đại diện tổ chức trực tiếp đến trụ sở làm việc: phải có thẻ xanh Covid, thẻ vàng Covid phải có kết quả xét nghiệm âm tính (test nhanh hoặc RT-PCR). 

Đi xét nghiệm dịch vụ Covid-19, shipper ngỡ ngàng: ‘Mất tiền mà vẫn phải chờ lâu’

Điều kiện để có thẻ xanh Covid-19

Một người có thẻ xanh Covid khi hội đủ các điều kiện: Xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng test nhanh hoặc RT-PCR đối với những ngành nghề phải làm xét nghiệm; tiêm vắc xin ít nhất 1 liều, sau 2 tuần, hoặc từng là F0 và đã khỏi bệnh; không tiếp xúc gần với F0 trong vùng 14 ngày.

Về điều kiện tiêm vắc xin: tiêm ít nhất 1 liều đối với loại vắc xin tiêm 2 lần, 2 tuần sau khi tiêm; đối với vắc xin tiêm 1 liều, 2 tuần sau khi tiêm.
Người tiêm 1 liều (đối với loại vắc xin 2 lần) thì phạm vi hoạt động và tiếp xúc sẽ bị giới hạn so với người tiêm đủ 2 liều.
Điều kiện F0 khỏi bệnh: có giấy xuất viện hoặc giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly của Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường, xã, thị trấn; F0 tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà và có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố/tổ nhân dân hoặc xác nhận của các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà do các trường đại học y khoa đảm trách, tổ chức thiện nguyện “ATM ô xy”, các tình nguyện viên là các bác sĩ nghỉ hưu,….
Các trường hợp F0 tại TP.HCM khỏi bệnh khác không thể xác nhận được thì phải tiêm vắc xin.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.