Cuộc họp nhằm xin ý kiến các đại biểu về dự thảo lần 2, nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP.HCM. Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Tài chính, cho biết ngay sau cuộc họp, Bộ sẽ xin thêm ý kiến các bộ, ngành, tiếp đó tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, dự thảo nghị quyết sẽ có thể thông qua ngay tại kỳ họp này.
Nội dung đáng chú ý trong dự thảo, theo ông Dũng là các khoản thu tăng thêm, trước kia theo luật phải chia theo tỷ lệ, nhưng nay dự thảo sẽ để lại toàn bộ cho thành phố. Về hạn mức vay của chính quyền địa phương theo quy định của luật Ngân sách, TP.HCM được vay tối đa 60% số thu cân đối; trong Nghị định 48 của Chính phủ nâng lên 70%, song lần này Bộ Tài chính dự kiến đề xuất 90%.
Bên cạnh đó, các khoản thu từ tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất của cơ quan nhà nước, cơ quan quốc phòng an ninh trên địa bàn cũng sẽ được để lại cho TP.HCM. Bộ Tài chính dự định bổ sung nguồn vốn tăng thêm cho phần vốn đầu tư các dự án ODA vượt hạn mức… làm sao để tập trung tốt nhất nguồn lực để TP.HCM, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, có đủ cơ chế, chính sách để phát triển.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ sự xúc động khi Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp riêng, ngoài giờ làm việc với Đoàn đại biểu TP.HCM. Ông hy vọng các cơ chế tài chính đặc thù sẽ tháo gỡ được khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố năng động, trung tâm kinh tế cả nước.
Hơn 40 năm phát triển, TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp khoảng 1,5 lần cả nước. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, sự vượt trội của thành phố so với cả nước ở một số mặt đã chậm lại, thậm chí tụt hậu, theo đánh giá của Thành ủy TP.HCM.
tin liên quan
Bộ Tài chính họp riêng, ngoài giờ làm việc với đoàn Đại biểu TP.HCMChiều 26.10, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp riêng ngoài giờ với các đại biểu Đoàn TP.HCM tìm cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố.
Bình luận (0)