Muốn được cấp cứu, điều trị trải qua nhiêu khê
Tại khách sạn Norfolk (Q.1), trình bày với đoàn kiểm tra, quản lý khách sạn này nêu khó khăn trong việc cấp cứu
chuyên gia nước ngoài trong thời gian cách ly.
Tại khách sạn đã có 4 khách (1
người Việt, 3 người nước ngoài) cần phải nhập viện cấp cứu, điều trị vì bị đau dạ dày, cao huyết áp, tai nạn và hội chứng đông máu. Với khách là người Việt cách ly thì chỉ việc báo cho cơ quan y tế công, bác sĩ mặc đồ bảo hộ đến khách sạn ngay, trực tiếp cấp cứu rất nhanh.
Nhưng với người nước ngoài lại gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, khi gọi Bệnh viện Q.1 thì nơi này cho biết không có chức năng cấp cứu cho người nước ngoài. Gọi cho bệnh viện có chức năng điều trị cho người nước ngoài thì họ sợ khách không có khả năng chi trả. Khách người nước ngoài muốn được bệnh viện có chức năng điều trị cho người nước ngoài chữa trị thì phải thêm thủ tục HCDC bảo lãnh, xác nhận người cần cấp cứu là khách đang cách ly… Đó là chưa kể việc khách sạn phải cam kết khách trả viện phí đầy đủ, có thẻ ngân hàng.
Cứ một trường hợp, phải mất hơn 40 phút bệnh viện này mới đồng ý, nhưng với điều kiện nữa là khách sạn tự thuê xe chuyên dụng cấp cứu, cách ly đưa bệnh nhân đến và đưa về sau khi điều trị xong.
Quản lý khách sạn này đề xuất UBND TP.HCM và Sở Y tế có quy trình hướng dẫn cụ thể, giải pháp để hỗ trợ trong việc cấp cứu người nước ngoài cách ly trong khách sạn... Bởi khách sạn kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa có hướng dẫn giải quyết về về việc cấp cứu cho diện khách này. Bệnh lý cần cấp cứu như chẳng may khách cách ly gặp đột quỵ, bệnh tim thì sẽ rất nguy hiểm nếu khách tử vong tại khách sạn.
Người cách ly tuyệt đối không được tiếp xúc nhau
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các khu cách ly tại khách sạn tổ chức thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng, khử trùng vật dụng cá nhân của người được cách ly trước khi di chuyển vào khách sạn, chú trọng hoạt động kiểm tra, giám sát và theo dõi
sức khỏe đối với những người cách ly.
Các khu cách ly tại khách sạn cần có sự hỗ trợ của các lực lượng chức năng địa phương để đảm bảo trật tự, an toàn.
Hà Nội thêm 2 ca Covid-19 là công nhân khu công nghiệp Thăng Long
|
Phối hợp với ngành y tế địa phương tổ chức tập huấn cho nhân viên trực tiếp phục vụ các dịch vụ liên quan đến hoạt động cách ly, hướng dẫn công tác khử khuẩn và vệ sinh môi trường, tập huấn phòng chống lây nhiễm cho nhân viên khách sạn, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly thông qua camera, đảm bảo camera hoạt động 24/24.
Tăng cường truyền thông, vận động người đang cách ly tự giác tuân thủ các quy định của khu cách ly, người cách ly tuyệt đối không được tiếp xúc với nhau.
Đặc biệt, các
khu cách ly tại khách sạn phải truyền thông kỹ về những việc nên làm sau khi hoàn thành cách ly tập trung, khai báo với y tế địa phương khi về đến nơi cư trú, hạn chế tụ tập đông người, ghi lại nhật ký di chuyển và tiếp xúc trong suốt 14 ngày từ ngày có quyết định hoàn thành cách ly tập trung, đồng thời chấp hành việc lấy mẫu xét nghiệm theo lịch thông báo của trạm y tế.
Phải đảm bảo thông tin người cách ly trở về địa phương
Phó chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, thời gian cách ly là 28 ngày, trong đó 14 ngày là cách ly tập trung, 14 ngày cách ly tại nhà. Đối với những trường hợp sau khi cách ly tại TP.HCM (cách ly tại khách sạn, tại khu quân đội) trở về địa phương thì TP.HCM phải đảm bảo thông tin đến với các địa phương.
Những người cách ly ở các địa phương khác về TP.HCM thì các địa phương khác phải thông tin ngay cho thành phố không được bỏ sót...
|
Bình luận (0)