TPP đẩy xuất khẩu may mặc Việt Nam thêm 50%

09/12/2015 15:28 GMT+7

Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp tăng 50% lượng hàng may mặc và giầy dép xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 10 năm tới, theo báo cáo của một tập đoàn tư vấn đầu tư lớn tại châu Á.

Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp tăng 50% lượng hàng may mặc và giầy dép xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 10 năm tới, theo báo cáo của một tập đoàn tư vấn đầu tư lớn tại châu Á.

Dệt may Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ TPP - Ảnh: Diệp Đức MinhDệt may Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ TPP - Ảnh: Diệp Đức Minh
Một khi được triển khai tại 12 quốc gia thành viên, TPP sẽ giúp gỡ bỏ 18.000 thuế suất. Và khi đó, Việt Nam sẽ là phía hưởng lợi cực lớn vì nới lỏng hay xóa bỏ thuế nhập khẩu sẽ giúp Việt Nam thêm rộng đường thâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ và Nhật Bản, trang tin về ngành công nghiệp may mặc Fibre2Fashion (Ấn Độ) dẫn phân tích của tập đoàn Dezan Shira & Associates.
Có trụ sở tại Hồng Kông, Dezan Shira & Associates chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư đa quốc gia tại Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Singapore, cùng các nước thành viên khối ASEAN.
“Đặc biệt, TPP sẽ thúc đẩy ngành dệt may của Việt Nam, với tiềm năng gia tăng số lượng xuất bán quần áo và giày dép lên 50% trong 10 năm tới”, Dezan Shira & Associates tính toán.
Báo cáo của tập đoàn Hồng Kông còn cho hay thực tế là các công ty may mặc trong và ngoài nước tại Việt Nam đã đang đẩy mạnh đầu tư, cũng như chuyển nhà xưởng sang nước này.
Những công ty nêu trên gồm có Vinatex (Việt Nam), Dong-IL (Hàn Quốc), Tom’s Limited (Nhật Bản), Forever Glorious (Đài Loan) và nhiều tập đoàn Trung Quốc như Texhong Textile Group Ltd., Pacific Textiles Holdings Ltd., Esqual Group, Jiangsu Yulun Textile Group và Shenzhou International Group Holdings Ltd.
Nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn trong và ngoài nước sẽ giúp ngành may mặc Việt Nam không chỉ dừng ở mức cắt may, mà còn có thể có được giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng quần áo toàn cầu, theo Dezan Shira & Associates.
Trong báo cáo mới đây, tổ chức đánh giá tín dụng Moody’s (Mỹ) đã đánh giá nhân công rẻ, cơ sở hạ tầng đang được cải thiện và các biện pháp cải cách quy mô lớn của Việt Nam là các yếu tố then chốt để nước này qua mặt Trung Quốc, quốc gia đang nắm giữ khoảng 35% thị phần thị trường quần áo Mỹ.
“Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng trong 5 năm tới ở mức 6,5%-7%. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu kinh tế, Việt Nam cần tăng cường khả năng về công nghệ và tính hiệu quả của các doanh nghiệp, đồng thời nên phát triển mảng công nghiệp và dịch vụ tư nhân trong nước”, Dezan Shira & Associates khuyến nghị.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.