“Trên thực tế, nấm mốc trên thực phẩm xuất hiện phổ biến hơn bạn nghĩ”, Eathis dẫn lời tiến sĩ y khoa người Mỹ William Li.
Trái cây dễ bị mốc nếu sau khi rửa mà vẫn để ướt và đặt vào tủ lạnh. Để bảo quản tốt trái cây trong tủ lạnh, chúng ta cần rửa sạch rồi lau khô. Nếu để trái cây ướt vào tủ lạnh thì độ ẩm cao trên vỏ trái cây sẽ khiến mốc nhanh. Trái cây bị mốc mất đi vị ngon. Trong một số trường hợp, lỡ ăn trái cây bị mốc có thể sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe, tiến sĩ William Li nói thêm.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ăn trái cây mốc là hoàn toàn ổn. Trong một số trường hợp, ăn trái cây có nấm mốc sẽ xuất hiện một số triệu chứng giống rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, ói, chướng bụng và tiêu chảy, theo Eatthis.
Nhiều người đang ăn trái cây bị mốc nhưng lại không hề nhận ra. Nếu đã lỡ ăn chúng thì điều đầu tiên cần làm là phải bảo vệ sức khỏe đường ruột.
Hãy tăng lợi khuẩn trong ruột bằng các ăn một số thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi... Uống nước ép lựu cũng giúp tăng lợi khuẩn một cách tự nhiên trong ruột.
Một số người cần phải cẩn thận và hạn chế tối đa ăn phải trái cây mốc. Đó là người già, những người có hệ miễn dịch yếu. Việc mua và bảo quản trái cây phải cẩn thận.
Đặc biệt, có một số loại nấm mốc lại nguy hiểm hơn những loại khác và có mang độc tố. Những loại này thường có trên ngũ cốc, các loại hạt, cần tây, nho và táo, các chuyên gia lưu ý. Nếu lỡ ăn phải, nên gặp bác sĩ ngay.
Ngoài ra, một số người còn bị chứng dị ứng với nấm mốc. Khi ăn phải trái cây mốc, cơ thể họ sẽ xảy ra phản ứng dị ứng. Khi đó, hãy tìm đến bác sĩ để được điều trị đúng cách, theo Eatthis.
Cách tốt để hạn chế nấm mốc trên trái cây là chỉ mua vừa đủ để ăn, tránh mua thừa. Khi mua về, hãy ăn chúng càng sớm càng tốt và không để lâu. Điều này đặc biệt đúng với một số loại dễ bị mốc nhanh như cam, dâu tây, táo, nho và quả mâm xôi, các chuyên gia khuyến cáo, theo Eatthis.
Bình luận (0)