Tờ The Guardian ngày 14.9 dẫn nghiên cứu mới công bố của 29 nhà khoa học từ 8 quốc gia cảnh báo rằng các hệ thống hỗ trợ sự sống trên trái đất bị tổn hại đến mức hành tinh này không còn là "nơi hoạt động an toàn cho nhân loại".
Nghiên cứu cho thấy 6 trong số 9 "ranh giới hành tinh" đã bị phá vỡ bởi tình trạng ô nhiễm do con người gây ra và sự tàn phá thế giới tự nhiên. Ranh giới hành tinh là giới hạn chịu đựng của các hệ thống toàn cầu quan trọng, như sự đa dạng về khí hậu, nước và động vật hoang dã.
Các ranh giới bị phá vỡ có nghĩa là các hệ thống không còn trong trạng thái an toàn và ổn định vốn tồn tại từ cuối kỷ Băng hà cuối cùng vào 10.000 năm trước, cho đến khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Toàn bộ nền văn minh hiện đại phát sinh trong khoảng thời gian này, được gọi là thế Toàn tân (Holocene).
Các nước giàu thông qua 100 tỉ USD giúp nước nghèo đối phó biến đổi khí hậu
Ngoài 6 ranh giới đã bị phá vỡ còn có 2 ranh giới khác sắp bị phá vỡ là ô nhiễm không khí và a xít hóa đại dương, tức hiện tượng giảm nồng độ pH liên tục trong các đại dương do sự hấp thu khí CO2.
Các tác giả cho biết việc vượt qua ranh giới không phải là đỉnh điểm khiến nền văn minh nhân loại sẽ sụp đổ, nhưng có thể mang lại những thay đổi không thể đảo ngược trong các hệ thống hỗ trợ của trái đất.
"Chúng ta có thể coi trái đất như một cơ thể con người và ranh giới hành tinh là huyết áp. Trên 120/80 không phải là dấu hiệu của một cơn đau tim nhất định nhưng nó làm tăng nguy cơ", tác giả chính Katherine Richardson từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) ví von.
Các nhà khoa học đã cảnh báo về nạn phá rừng ngày càng gia tăng, việc tiêu thụ quá nhiều thực vật làm nhiên liệu và sự phổ biến của các sản phẩm nhân tạo như nhựa, sinh vật biến đổi gen và hóa chất tổng hợp.
"Hiện nay có hàng trăm ngàn hóa chất do con người tạo ra được thải vào môi trường. Chúng tôi liên tục ngạc nhiên trước tác động của những tác động này của con người", theo bà Richardson.
Khủng hoảng khí hậu đang diễn ra toàn cầu?
Chuyên gia Johan Rockström, đồng tác giả nghiên cứu và là Giám đốc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (Đức), hy vọng rằng thế giới sẽ xem nghiên cứu là một lời cảnh tỉnh.
"Trong sự nghiệp của mình, tôi chưa bao giờ thấy nhiều bằng chứng rõ ràng như ngày nay. Đó là một thất bại hoàn toàn... và đó là một rủi ro lớn... Chúng ta vẫn đang đi theo con đường dẫn đến thảm họa một cách rõ ràng", ông cảnh báo.
Bình luận (0)