C3S hôm nay công bố dữ liệu cho thấy tháng 11 năm nay phá kỷ lục nóng nhất trong tháng 11 trước đây, đẩy nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,46 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tháng 11 cũng có 2 ngày nhiệt độ cao hơn 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trước đây chưa từng có ngày nào nhiệt độ tăng cao như vậy được ghi nhận.
Bà Samantha Burgess, Phó giám đốc C3S, kết luận năm 2023 hiện có 6 tháng nhiệt độ nóng kỷ lục và 2 mùa nóng phá kỷ lục là mùa hè và mùa thu.
Các nhà khoa học cho biết dữ liệu đến từ các lõi băng, vòng cây và những chỉ số tương tự cho thấy năm 2023 có thể là năm nóng nhất trong hơn 100.000 năm.
Những con số trên được công bố vào thời điểm các nhà đàm phán đến từ gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Hội nghị biến đổi khí hậu COP28 ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – UAE). Họ đang tranh luận nảy lửa về dự thảo tuyên bố chung về hướng hành động kế tiếp để giải cứu thế giới trước nguy cơ phá vỡ các điểm tới hạn về khí hậu.
Một trong khía cạnh then chốt của nội dung đàm phán là xu hướng sử dụng dầu mỏ, khí đốt và than đá, những nguyên nhân chính của tình trạng biến đổi khí hậu, khiến trái đất nóng lên.
Nghịch lý: Cắt giảm ô nhiễm lại làm nóng hành tinh?
Hôm 4.12, một đội ngũ các nhà khoa học thế giới cũng đã công bố báo cáo phân tích thường niên về Dự án Carbon Toàn cầu, theo đó cảnh báo thế giới đang đối mặt nguy cơ sẽ vượt ngưỡng ấm lên 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp trong vòng 7 năm tới, có nghĩa là vào năm 2030.
Bình luận (0)