Trăm dâu đổ đầu... người tiêu dùng

14/11/2015 05:14 GMT+7

Đó là cách nói ví von của bạn đọc về việc người dân phải gánh chịu các khoản phí sau bài Oằn lưng vì phí tăng đăng trên Thanh Niên ngày 13.11.2015.

Đó là cách nói ví von của bạn đọc về việc người dân phải gánh chịu các khoản phí sau bài Oằn lưng vì phí tăng đăng trên Thanh Niên ngày 13.11.2015.

Hàng hóa, sản phẩm đang đối mặt với mức phí gấp 5 - 6 lần giá cước vận chuyển - Ảnh: Ngọc Thắng Hàng hóa, sản phẩm đang đối mặt với mức phí gấp 5 - 6 lần giá cước vận chuyển - Ảnh: Ngọc Thắng
Không có hàng làm gì có siêu thị ?
Đọc bài báo tôi cũng hoa mắt vì các loại phí mà các siêu thị ấn định với doanh nghiệp (DN), nếu muốn đưa hàng hóa vào bán. Đành rằng kênh phân phối sản phẩm là vô cùng quan trọng, nhưng chủ của các mặt bằng bán lẻ cũng nên đặt lại vấn đề: không có hàng thì làm gì có siêu thị? Hoặc hàng hóa nghèo nàn thì ai vào mua bán? Vì vậy, theo tôi, các khoản phí hoặc mức thưởng cho chủ siêu thị cũng cần phải được thỏa thuận thương lượng. Phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, mới mong hoạt động có hiệu quả.
Nguyễn Thị Dung ([email protected])
Cần rà soát lại giá phí
Đành rằng là nền kinh tế thị trường, nhưng cũng cần có sự kiểm soát của nhà nước về biểu các loại phí. Không nên để cho các hãng tàu tự ấn định phí tàu biển cao đến mức như vậy. Nếu không có sự can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực này thì DN sẽ không thể làm ăn được. Bảo hộ cho DN chính là những động thái cần thiết này.
Lâm Ngọc ([email protected])
Khó chấp nhận !
Một nền kinh tế mà lại để cho các siêu thị, là các kênh phân phối hữu hiệu “đè” DN lấy mức chiết khấu lên đến 10 - 25% thì làm sao mà tiêu thụ tốt hàng hóa. Người dân chịu đựng được một phần nào, nhưng nếu giá bán ra quá cao so với giá bán của nhà cung cấp thì họ sẽ quay lưng. Khó có thể chấp nhận việc các siêu thị đối xử với người tiêu dùng như vậy.
Văn Hoa ([email protected])
DN sẽ tẩy chay
Hệ thống phân phối nội địa của chúng ta còn non yếu, do vậy phải có sự công bằng trong việc tính phí khi phân phối sản phẩm, vậy mới làm ăn lâu bền được. Nếu không, DN sẽ tẩy chay. Các nhà phân phối nước ngoài biết được bức xúc này của DN, họ sẽ lao vào cuộc cạnh tranh và lúc ấy sẽ rất khốc liệt cho hệ thống phân phối nội địa. lúc ấy thì “lợi bất cập hại”!
Ban CTBĐ (tổng hợp)
 
       
Rốt cuộc người phải gánh tất cả các loại phí hàng hóa là người tiêu dùng, vì để tồn tại thì các doanh nghiệp phải nâng giá bán và tìm cách tiêu thụ.
Lê Thị Thùy Trang
 (Q.12, TP.HCM)
       
Nhà nước phải có cách điều chỉnh việc này để hàng hóa được bán đúng với giá trị của nó, để các doanh nghiệp làm ăn chân chính không “chết” vì nghịch lý của phí tăng. Bởi vì khi các loại phí hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, tăng sẽ đẩy giá thành lên cao, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến đời sống xã hội nói chung.
Mai Thị Giang
 (Q.Tân Bình, TP.HCM)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.