Trần Lê Sơn Ý lý giải về yêu thương, tự do và ràng buộc

01/07/2018 15:08 GMT+7

Sáng 1.7 tại Đường Sách TP.HCM, nhà thơ Trần Lê Sơn Ý và Phanbook đã có buổi giao lưu với độc giả, ra mắt tác phẩm mới Yêu thương là tự do của chị.

Nhà thơ Trần Lê Sơn Ý sinh năm 1976 ở Bình Định, tốt nghiệp chuyên ngành báo chí Khoa Ngữ văn - báo chí Trường đại học KHXH & NV TP.HCM. Cô từng nhận giải thưởng Lá Trầu 2007 và tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2008.
Độc giả thắc mắc: 'Yêu thương làm vất vả, đau khổ thêm chứ sao lại tự do?"
Trà lời thắc mắc của bạn đọc về việc tự dưng vắng bóng 5 năm qua, Trần Lê Sơn Ý cho biết: ‘Toàn bộ thời gian đó tôi lui vào ở ẩn để sinh nở và lo lắng chu đáo cho 3 đứa con của mình. Mỗi buổi tối nhìn các con hồng hào, khỏe mẹ nằm ngủ ngon lành tôi thấy mãn nguyện với những ‘tác phẩm’ này. Ngày trước, ở tuổi hai mươi tôi chẳng thấy gì ngoài bản thân mình ra và thích làm thơ cho…dễ viết thì bây giờ tôi bắt đầu đổi khác. Tôi thấy được nỗi đau của nhiều người xung quanh, nỗi buồn của ai đó ngoài kia hơn là chỉ biết đến bản thân mình. Vì vậy mà Yêu thương là tự do được viết dưới dạng tản văn như lời tâm tình, thủ thỉ”.
Yêu thương là tự do  (NXB Văn hóa – Văn nghệ ấn hành) là góc nhìn của một người phụ nữ trong gia đình trẻ đô thị trước các vấn đề của đời sống: tình yêu và sự hy sinh, mối quan hệ vợ chồng, việc nuôi dạy con, lớn lên cùng con, những chia sẻ với cha mẹ già, sự thiếu vắng mơ mộng trong đời sống, lựa chọn tự do cá nhân của mỗi người sao cho hài hòa trong các quan hệ xã hội…
Nhà thơ chia sẻ thêm: “Giữa bối cảnh các giá trị sống xã hội đang đảo lộn, mái ấm truyền thống đang đứng trước nhiều thử thách, thì cuốn sách này bên cạnh những trăn trở, thao thức, còn truyền cảm hứng về một cách sống hòa ái. Trong một không gian đô thị chật chội và bộn bề, nhiều gia đình trẻ đang bị mắc kẹt trước quá nhiều áp lực vật chất, thì cuốn sách này như tiếng nói đồng cảm. Và biết đâu trong những lời thầm thì trên những trang văn ấy, độc giả sẽ tìm thấy những gợi ý đầy tích cực”.
Nhóm nhạc Saigon Scale với sự đệm đàn của nhà báo Nguyễn Tập
Bật mí về con đường đến với văn chương, Trần Lê Sơn Ý nhẹ nhàng: “Tác phẩm đầu tay của tôi khi ra mắt có nhiều người nhắn tin động viên nhưng có một người tôi thương nhất viết trên facebook, rằng: ‘Chúc em thành công trên con đường đã chọn và anh sẽ luôn ở phía sau ủng hộ em” khiến tôi vô cùng cảm động và câu nói đó trở thành động lực cho  tôi đến ngày hôm nay”.
Một độc giả đứng dậy bức xúc: ‘Yêu thương người khác chỉ làm cho mình vất vả chứ sao có thể tự do mà nhà thơ lại đặt tựa sách mâu thuẫn đến như vậy?” Nhà thơ Trần Lê Sơn Ý lý giải: “Đã yêu thương đương nhiên là sự trói buộc vào người khác. Tuy nhiên, có người lại cảm thấy đó lại là hạnh phúc. Tôi có người bạn hay đi làm đêm, tối nào cũng về  lúc 0 giờ đến 1 giờ sáng, nhưng người vợ kia vẫn ngồi đợi từ năm này qua năm khác. Chị tranh thủ thời gian ấy đọc sách,  àm bánh ngồi chờ chồng về mà không than phiền nay phàn nàn gì cả. Vấn đề yêu thương có tự do hay không là tùy vào sự cảm nhận của từng người”.
Với lời đề từ: Đừng nhốt tim mình trong một cái chai!, cuốn tản văn Yêu thương là tự do còn đưa ra một cách sống, cách nghĩ chậm rãi, khắc khoải, sâu lắng mà vẫn đầy bay bổng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.