Tranh cãi về bức ảnh chụp bằng công nghệ lượng tử của Trung Quốc

19/12/2018 16:59 GMT+7

Một bức ảnh được cho là chụp bằng vệ tinh Trung Quốc với 24,9 tỉ điểm ảnh, thông qua công nghệ lượng tử vừa chia sẻ trên mạng đã khiến nhiều người đặt nghi vấn.

Theo mô tả thì bức ảnh này có thể phóng to và thu nhỏ khi nhìn vào. Người dùng có thể nhìn thấy rõ ràng mọi cử chỉ, kể cả khuôn mặt của những người đi bộ trên đường. Điều này khiến nhiều người lo ngại khi mà Trung Quốc được đồn sẽ lắp đặt các vệ tinh và camera kiểm soát khắp các ngõ ngách nước này.
Vấn đề là rất nhiều nghi vấn đã được cộng đồng mạng đưa ra sau khi bức ảnh đăng tải. Nếu am hiểu về lĩnh vực chụp ảnh, nhiều người cho rằng bức ảnh thực sự được chụp bằng công nghệ toàn cảnh chuyên dụng (panorama) rồi ghép lại mà không phải công nghệ lượng tử.
Để giải thích cho điều này, một số người phát hiện một số điểm bất thường trong ảnh chụp khi phóng to ra. Rất nhiều nơi tạo ra hiệu ứng bóng mờ của người đi trên đường, trong khi một số cảnh thậm chí còn xuất hiện hai người ở vị trí gần nhau nhưng thực chất chỉ là một.
Ngoài ra người dùng cũng chỉ có thể thu nhỏ lại ở vị trí giới hạn mà không thể lui về ở vị trí “vệ tinh” mà các dịch vụ ảnh vệ tinh như Google Maps có thể thực hiện. Có một điều khá thú vị là hình ảnh chụp còn chứa cả… bóng của những tòa nhà, cho thấy ảnh chụp rất có thể được thực hiện ở dưới mặt đất.
Dưới đây là một số hình ảnh đầy nghi vấn được dân mạng vén màn:
Những bóng mờ xuất hiện như các bức ảnh panorama gặp phải Ảnh chụp màn hình
Bóng mờ xuất hiện do các tòa nhà cao tầng gây ra Ảnh chụp màn hình

Công nghệ chụp ảnh lượng tử có thể đạt độ nhạy chưa từng có, dựa trên nguyên lý phát hiện lượng ánh sáng cực nhỏ phát ra từ vật thể có độ phản xạ cực thấp, cũng như cách mục tiêu tương tác với ánh sáng trong môi trường xung quanh. Điều này giúp công nghệ thu thập được nhiều thông tin mục tiêu hơn các phương pháp truyền thống.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.