Trào lưu ‘những bằng đại học vô dụng’ (Phần 2): Người trong cuộc nói gì?

Trào lưu ‘những bằng đại học vô dụng’ (Phần 2): Người trong cuộc nói gì?

21/03/2023 08:00 GMT+7

Sinh viên các ngành quản trị kinh doanh, marketing, ngôn ngữ Anh… tự tin ngành mình theo học rất cần thiết cho xã hội. Trong khi đó, các giảng viên khẳng định không có bằng ĐH vô dụng, quan trọng là tư duy và khả năng thích ứng của người học.

Trong trào lưu “hướng nghiệp” trên  TikTok hiện nay, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, marketing và ngôn ngữ Anh được nhắc đến nhiều nhất là nhóm ngành có bằng đại học vô dụng nhất Việt Nam. 

Ngoài ra, các ngành kinh tế, kế toán, tài chính - ngân hàng cũng chung “số phận" khi được các TikToker dự báo sẽ dư thừa nhân sự, sinh viên ra trường dễ thất nghiệp trong thời gian tới.

Tuy nhiên, các sinh viên đang theo học những ngành này đều bày tỏ sự phản đối với ý kiến trên. Tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh và đang điều hành một doanh nghiệp riêng, thạc sĩ Lê Anh Tú, Giảng viên khoa Quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang cũng không đồng ý với mác “vô dụng” mà các Tiktoker đã gắn cho nhóm ngành quản trị.

Vụ ‘những bằng đại học vô dụng nhất’: Người trong cuộc nói gì? - Ảnh 1.

Theo thạc sĩ Lê Anh Tú, nhà trường giúp người học có nền tảng tư duy để tiếp tục sự học suốt đời

BÙI VÂN

Cùng quan điểm trên, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho rằng điều quan trọng là sinh viên học được gì ở môi trường đại học chứ không phải là học để làm nghề gì.

Vụ ‘những bằng đại học vô dụng nhất’: Người trong cuộc nói gì? - Ảnh 2.

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ cho rằng trong việc định hướng nghề nghiệp, quan trọng nhất vẫn là nhận thức của chính mình

BÙI VÂN

Các video với chủ đề “Những bằng đại học vô dụng nhất Việt Nam” ban đầu chỉ mang tính chất chia sẻ quan điểm cá nhân của các TikToker. Song, sự phổ biến của nội dung này trong thời gian qua khiến nhiều học sinh trung học như lạc vào “ma trận thông tin” khi định hướng nghề nghiệp.

Trước thực tế này, TS. Phạm Tấn Hạ cho rằng học sinh phải tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân mình theo quy tắc “tam giác vàng”, bao gồm năng lực, sở thích và điều kiện kinh tế.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.