Trao quyền cho trẻ

21/07/2015 08:56 GMT+7

Với dự thảo Điều lệ trường tiểu học, tôi tin rằng các nhà giáo dục của ta đang khai mở một môi trường mới về giáo dục dân chủ và nhân quyền. Đấy hẳn là một tiến trình nhiều thử thách.

Với dự thảo Điều lệ trường tiểu học, tôi tin rằng các nhà giáo dục của ta đang khai mở một môi trường mới về giáo dục dân chủ và nhân quyền. Đấy hẳn là một tiến trình nhiều thử thách.

Trao quyền cho trẻ
Ý tưởng xây dựng lớp tiểu học theo mô hình hội đồng học sinh tự quản để trao quyền cho các cháu và huấn luyện các cháu hình thành ý thức trách nhiệm công dân là một ý tưởng rất hay và hiện đại - Ảnh minh họa: Độc Lập
Sáng nay, lão Sơn rủ mình đi uống cà phê và hai thằng già cũng sính chuyện quyền trẻ em mà tám, khí thế vãi luôn.
Lão kể cái hồi năm nẳm khi nhóc tì nhà lão học mẫu giáo, có lần lão đến đón con sớm và chứng kiến bọn nhóc trong lớp bị cô phạt úp mặt vô tường. Nhóc lớp trưởng đi dọc sau lưng mấy đứa kia để rình xem nhóc nào không chịu phạt nghiêm túc thì thay cô nện cho một chưởng. Tuy con lão không bị ăn đòn của bạn lớp trưởng nhưng cảnh bạo lực này thì thế hệ bọn mình không thể nào chấp nhận được. Thời bọn mình còn nhỏ, lớp trưởng của bọn mình không hề bị biến thành đại bàng và được phép phạt bạn chứ đừng nói đánh bạn.
Tức khí, Sơn vào gặp cô hiệu trưởng trường mẫu giáo. Trước tiên lão nhá hàng rằng lão là kế toán trưởng kiêm bí thư chi đoàn phòng giáo dục quận nhà. Nghe tới đây cô hiệu trưởng biết đụng hàng rồi nên hứa sẽ giải quyết.
Tuần sau lão lại gặp lũ nhóc bị phạt úp mặt vào tường. Sau lưng đám nhóc vẫn là nhóc lớp trưởng đang thi hành nhiệm vụ đại bàng tung chưởng phạt bạn, nhưng lần này đại bàng lớp chính là con lão. Nghe tới đây thì mình cười muốn sặc cả cà phê.
Những ý tưởng tốt như ý thức về các giá trị dân chủ, nhân quyền tựa hạt lúa giống đem gieo vào xã hội. Nếu chỉ gieo mà không có đất cho ý tưởng ấy sinh sôi, nảy nở thì như gieo lúa vào lối đi, ngày nào đó ý tưởng sẽ bị lãng quên như chim trời ăn mất hạt giống.
Khi trao quyền cho các nhóc mà nhận thức về sử dụng quyền hành của các nhóc còn yếu thì vô tình chúng ta đang giáo dục nhóc hình thành nhân cách bạo lực, cậy quyền, ỷ thế. Chúng ta vô tình xây dựng một xã hội quyền lực rất lạc hậu.
Xã hội quyền lực là khái niệm gần đây mình đọc của các nhà xã hội Trung Quốc. Họ đặt tên cho mô hình xã hội mấy ngàn năm nay của Trung Quốc là thế. Trong xã hội quyền lực thì quyền lực là quy tắc tối ưu chi phối các quy tắc ứng xử khác. Do vậy để an toàn, người ta phải tìm cách tích lũy quyền lực càng nhiều càng tốt. Quyền lực sẽ đè lên công lý, bình đẳng và các giá trị nhân văn khác.
Cá nhân tôi cho rằng ý tưởng xây dựng lớp tiểu học theo mô hình hội đồng học sinh tự quản để trao quyền cho các cháu và huấn luyện các cháu hình thành ý thức trách nhiệm công dân là một ý tưởng rất hay và hiện đại. Trong dự thảo điều lệ trường tiểu học, người ta không mô tả chi tiết khái niệm tự quản. Điều ấy có thể hiểu là để giáo viên, phụ huynh và học sinh tùy tình hình địa phương mà áp dụng. Không nên đưa ra một mẫu quá xơ cứng để áp dụng đại trà vì hoàn cảnh các nơi không tương đồng.
Nói về giáo dục ý tưởng tốt, tôi lại nhớ một dụ ngôn thời danh của Chúa Jesus. Nhưng trước hết tôi cũng lưu ý rằng dù tác giả là ai đi nữa thì người đọc cũng nên suy xét nội dung câu chuyện có đúng với hoàn cảnh của mình hay không chứ đừng có vì tác giả là ai mà vội chấp nhận hoặc phản bác. Ấy là dụ ngôn người gieo giống.
Trao quyền cho trẻ Các ý tưởng tốt như ý thức về các giá trị dân chủ, nhân quyền tựa hạt lúa giống
muốn phát triển tốt cần được gieo trên vùng đất đã được chuẩn bị công phu
- Ảnh minh họa: Tuệ Nguyễn
Người nông dân ôm thúng lúa giống ra đồng gieo. Có những hạt rơi trên đường đi bị chim trời sa xuống ăn hết. Có những hạt rơi vào vùng đất xấu hay bụi gai, sau đó có nảy mầm nhưng vì thiếu dưỡng chất nên chẳng lớn nổi. Có những hạt rơi vào đất đã cày xới chu đáo và sinh trưởng tốt. Chúng ra hoa và từ một hạt chúng sinh thành hàng trăm hạt.
Nghiên cứu về tâm lý - giáo dục cũng cho biết nhận thức cá nhân chịu tác động bởi môi trường, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Nhân quyền và quyền trẻ em nếu giảng dạy không tới nơi tới chốn thì cũng sẽ xảy ra hiện tượng khôi hài tương tự. Người ta sẽ vo tròn, bóp méo nó cho phù hợp với lợi ích của họ. Cái lỗ hổng lớn nhất trong việc giáo dục quyền trẻ em hiện nay chính là môi trường tốt để thực hành và để thẩm thấu kiến thức vào tâm hồn trẻ để biến kiến thức ấy thành nhân cách của trẻ.
Dụ ngôn ấy hàm ý rằng, những ý tưởng tốt như ý thức về các giá trị dân chủ, nhân quyền tựa hạt lúa giống kia đem gieo vào xã hội. Nếu chỉ gieo mà không có đất cho ý tưởng ấy sinh sôi, nảy nở thì như gieo lúa vào lối đi, ngày nào đó ý tưởng sẽ bị lãng quên như chim trời ăn mất hạt giống. Nhiều lúc tôi cũng từng tin rằng mình cứ nói điều tốt cho mọi người ở mọi nơi và mong rằng sẽ có ai đó mang hạt giống này về trồng. Nhưng xét theo dụ ngôn người gieo giống thì ý đồ của tôi có phần hoang tưởng. Rất nhiều hạt giống tốt của tôi hay của nhiều người khác đã gieo lên mặt đường đá và làm mồi cho chim trời. Thậm chí có khi tiết mục giảng đạo này của tôi còn làm phiền người khác, chưa kể rằng có chắc ý tưởng mà tôi tin là tốt có thực sự tốt hay chưa.
Tôi ủng hộ những nhà giáo dục ở Bộ khi họ ban hành chủ trương giáo dục ý thức quyền công dân, quyền con người cho trẻ cấp 1. Chúng ta hoài nghi rằng liệu ý tưởng ấy có đất tốt để nảy sinh hay chỉ được gieo trên những mảnh đất cằn cỗi, dưới gốc các bụi gai của lòng tham, thói ích kỷ. Nếu gieo vào nơi đất xấu, trẻ sẽ học được một thực tế đau lòng là đời này điều tốt là thứ kính nhi viễn chi. Điều tốt chỉ dùng để chém gió hay lý tưởng là tưởng mình có lý. Hoặc công lý là cái roi để quất người khác, lễ nghĩa đâu đến được dân nghèo, hình phạt chẳng đánh nổi quan to.
Quả là thảm trạng nếu tuổi trẻ không còn tin vào các giá trị tốt mà hoài nghi những giá trị này như món để kẻ có quyền tha hồ vo tròn, bóp méo cho mục tiêu củng cố quyền lực của họ. Phân nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng phân nửa sự thật lại không còn là sự thật. Nếu giáo dục nửa mùa thì hẳn là lợi bất cập hại.
Nghiên cứu về tâm lý - giáo dục cũng cho biết nhận thức cá nhân chịu tác động bởi môi trường, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Nhân quyền và quyền trẻ em nếu giảng dạy không tới nơi tới chốn thì cũng sẽ xảy ra hiện tượng khôi hài tương tự. Người ta sẽ vo tròn, bóp méo nó cho phù hợp với lợi ích của họ. Cái lỗ hổng lớn nhất trong việc giáo dục quyền trẻ em hiện nay chính là môi trường tốt để thực hành và để thẩm thấu kiến thức vào tâm hồn trẻ để biến kiến thức ấy thành nhân cách của trẻ. Nếu bạn đang đi ở một con đường ngập rác thì bạn sẽ không ngần ngại ném mẩu rác trên tay xuống. Nhưng bạn sẽ tự cảm thấy xấu hổ nếu đang đi trong một siêu thị với sàn nhà sạch bóng, bạn lại đánh rơi một mẩu giấy gói kẹo hay tờ rơi quảng cáo. Chẳng ai xúi, chẳng ai trách nhưng chính môi trường dơ bẩn hay sạch bóng kia đã hình thành loại ý thức phù hợp và quy định các hành vi tương ứng với bối cảnh.
Trao quyền cho trẻTôi tin rằng các nhà giáo dục của ta đang khai mở một môi trường mới về giáo dục - Ảnh minh họa: Độc Lập
Đoạn kết của dụ ngôn người gieo giống cho thấy ý tưởng tốt cần được gieo trên vùng đất đã chuẩn bị công phu. Ta có thể hình dung tiếp rằng khi hạt mầm lớn lên, người nông dân vẫn phải tiếp tục thêm phân, làm cỏ cho cây lúa thật vững mạnh. Lịch sử cũng đã chứng minh, các nhà truyền giáo vĩ đại như Phật Thích Ca, như Chúa Jesus sau các bài giảng đã hình thành quanh họ những cộng đoàn tín hữu. Những cộng đoàn này phải thể hiện phẩm chất tốt đẹp của niềm tin để rồi nhân rộng dần qua mọi biên giới lãnh thổ và thời đại. Những nhà cách mạng khác trong lịch sử cũng đi theo con đường tương tự. Họ từ ý tưởng biến thành những tập thể, những cộng đồng và lớn dần thành một làn sóng vĩ đại đủ để biến đổi cả xã hội.
Tôi tin rằng các nhà giáo dục của ta đang khai mở một môi trường mới về giáo dục dân chủ và nhân quyền. Tôi nghĩ những tổ chức dân sự cũng nên hợp tác với các trường để xây dựng những môi trường tự do, nhân quyền trong các lớp cấp 1. Đấy hẳn là một tiến trình nhiều thử thách. Chúng ta cần những người biết khoan dung, tha thứ và chấp nhận các hạn chế, các khác biệt, đặc biệt là các đặc trưng của giáo viên trong các trường cấp 1. Đừng xem cái bạn biết là công lý tuyệt đối, ai không nghe là xấu xa, là độc tài. Hãy cùng nhau tìm kiếm các điểm chung để hiểu được các khó khăn của mỗi bên. Từ đó đưa ra các giải pháp tình huống sao cho trẻ ý thức rằng nhân quyền là khái niệm giúp con người đến với nhau, sống với nhau trong tôn trọng và cùng có lợi. Đừng để nhân quyền là cái cớ để lên án, tố cáo nhau.
Tôi chưa dám bàn quá sâu vào dự thảo điều lệ trường tiểu học vì khi đọc lướt tôi nhận ra có nhiều điểm khó hiểu. Nhóm điều về vai trò của hội phụ huynh học sinh vẫn còn mơ hồ mặc dù trên thực tế phụ huynh năm nào cũng đóng thêm tiền đầu tư cơ sở vật chất tại các trường công. Tuy nhiên, theo tôi, với tinh thần hiện có của điều lệ cũng đủ để những tâm hồn hiền lành, yêu trẻ và tư duy tích cực có thể hợp tác với trường tiểu học địa phương để thực thi và giám sát các chuẩn mực về quyền trẻ em, từ đó đào tạo những thế hệ công dân có ý thức xây dựng cộng đồng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.