Một nghiên cứu mới vừa được công bố bởi các học giả Trường ĐH Michigan đăng trên hai tờ tạp chí khoa học là Early Childhood Research Quarterly và Infant&Child Development.
Nghiên cứu mới gây ngạc nhiên khi cho thấy người bố đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con cái, từ ngôn ngữ, nhận thức lúc nhỏ cho đến kỹ năng xã hội khi lên 10.
Nghiên cứu này đưa ra một số bằng chứng thuyết phục nhất từ trước đến nay cho thấy vai trò quan trọng của người bố đối với sự phát triển của trẻ.
Theo tờ MSUToday, phó giáo sư Claire Vallotton, nghiên cứu chính dự án này, cho biết những nghiên cứu trước đây cho rằng các ông bố không thật sự có ảnh hưởng tới con cái, và người mẹ mới là người ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con. Thế nhưng, nghiên cứu mới lại cho thấy người bố thực sự có ảnh hưởng trực tiếp đến con mình, cả trong thời gian ngắn lẫn thời gian dài sau này.
Có 730 gia đình tham gia khảo sát cho nghiên cứu này, theo chương trình Early Head Start ở 17 địa điểm ở Mỹ. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu sự căng thẳng, các vấn đề sức khỏe tâm thần (như trầm cảm) của bố mẹ ảnh hưởng như thế nào đối với con cái. Các vấn đề sức khỏe tâm thần, sự căng thẳng ảnh hưởng đến sự tương tác giữa cha mẹ và con cái, từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
tin liên quan
Ông bố tốt nhất năm tặng một quả thận cứu con gáiTrang Mirror gọi ông Lee Chester, 37 tuổi đến từ Anh là ông bố tốt bụng nhất năm sau khi ông quyết định “chia sẻ” một quả thận của mình để cứu sống cô con gái 3 tuổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự căng thẳng của người bố làm hại đến quá trình phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ 2 - 3 tuổi. Sự ảnh hưởng này thay đổi theo giới tính. Như tâm trạng của người bố tác động đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái.
Một phát hiện quan trọng khác là sức khỏe tâm thần của bố và mẹ có ảnh hưởng tương tự như nhau đối với các hành vi, cách cư xử của trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, sức khỏe tâm thần của người bố có tác động lâu dài, ảnh hưởng đến các kỹ năng xã hội ở trẻ (ví dụ như sự tự chủ và khả năng làm việc nhóm) khi trẻ lên 10 tuổi.
Các triệu chứng trầm cảm ở người bố xuất hiện khi trẻ dưới 2 tuổi sẽ gây ảnh hưởng đến các kỹ năng xã hội của trẻ sau này. Và tâm trạng của người bố gây ảnh hưởng cho trẻ nhiều hơn so với người mẹ.
Từ kết quả này, các nhà khoa học khuyến khích sự tham gia của những ông bố trong việc giáo dục, vui chơi với con cái nhằm giúp con cái có sự phát triển tốt nhất.
Bình luận (0)