Trí tuệ nhân tạo có tính cách mạng như động cơ hơi nước

05/09/2018 15:17 GMT+7

Báo cáo mới từ McKinsey Global Institute cho thấy tầm quan trọng của công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) đối với GDP thế giới mỗi năm trong thập niên tới.

Theo McKinsey Global Institute, nhìn chung, AI có thể đem lại 13.000 tỉ USD hoạt động kinh tế toàn cầu trong năm 2030, đóng góp vào tăng trưởng thế giới ngang mức mà nhiều công nghệ mang tính biến đổi khác, chẳng hạn như động cơ hơi nước, từng làm. McKinsey đưa ra báo cáo về chỗ đứng của AI vào sáng nay 5.9.
Viện nghiên cứu dự kiến khoảng 70% doanh nghiệp sẽ áp dụng ít nhất một dạng AI vào năm 2030. Nhiều doanh nghiệp lớn sẽ sử dụng đầy đủ AI. Công nghệ AI sử dụng bộ dữ liệu lớn và thuật toán để bắt chước hành vi của con người.
[VIDEO] Stephen Hawking từng dự đoán: Loài người sẽ hết thời trước trí tuệ nhân tạo
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua đầu tư mạnh tay vào mảng này. Đơn cử, Bắc Kinh đưa AI vào một phần kế hoạch 5 năm kéo dài đến năm 2020 để trở thành nước đi đầu trong công nghệ AI vào năm 2030, McKinsey cho biết.
“Không có AI, Trung Quốc phải đối mặt với thách thức để đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng”, Jeongmin Seong, một trong các tác giả của báo cáo kiêm chuyên gia cấp cao tại McKinsey Global Institute ở Thượng Hải cho hay.
Ông Seong lưu ý rằng năng suất lao động Trung Quốc thấp hơn mức trung bình toàn cầu, trong khi nền kinh tế đang dịch chuyển sang chỗ phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng. Chuyên gia này kỳ vọng AI có tác động đáng kể lên bán hàng và tiếp thị, có thể thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng. Ông cũng dự báo AI sẽ tạo lợi nhuận đáng kể cho chuỗi cung ứng và các doanh nghiệp sản xuất.
[VIDEO] Dạy robot ráp đồ nội thất IKEA
Báo cáo của McKinsey liệt kê nhiều hướng mà AI có thể tác động đến kinh tế toàn cầu, trong số này có việc giúp đỡ hoặc thay thế người lao động, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ có sẵn, tăng lưu lượng dữ liệu toàn cầu và tạo thêm của cải.
Song báo cáo cũng cho rằng việc thực thi, áp dụng công nghệ sẽ kéo theo một loạt chi phí tái cấu trúc doanh nghiệp và xã hội, cũng như tác động mạnh đến việc làm, làm giảm tiêu thụ. “Công nghệ gia tăng năng suất, tiết kiệm lao động là vấn đề đầy thử thách với các nền kinh tế toàn cầu”, Takashi Miwa, nhà kinh tế Nhật Bản thuộc ngân hàng Nomura cho hay. Các loại công nghệ như AI có thể khiến bất bình đẳng thu nhập cao hơn.
Giới phân tích thuộc McKinsey nhận thấy các nước định vị bản thân là quốc gia đi đầu trong mảng AI, hầu hết là các nước phát triển, có thể hưởng 20-25% lợi ích kinh tế so với mức hiện nay. Các nền kinh tế mới nổi chỉ hưởng được một nửa con số trên.
[VIDEO] Robot từng đe dọa 'hủy diệt loài người' có đáng sợ không?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.