Mở khóa điện thoại bằng nhận dạng khuôn mặt (Face ID)
Điện thoại thông minh đã trở thành một phần không thiếu của cuộc sống. Mỗi sáng khi thức dậy, người ta không thực hiện việc vệ sinh cá nhân mà trước tiên họ chộp cái smartphone. Những thương hiệu nổi tiếng đều áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt người dùng để mở khóa điện thoại, không phải qua khâu nhập mật khẩu rườm rà. Chức năng này có được là nhờ có AI. Điển hình là Face ID của Apple, nó sẽ quét khuôn mặt người dùng và dùng tia hồng ngoại “in” 30.000 điểm trên bức ảnh thu được, sau đó, các thuật toán AI sẽ đối chiếu ảnh thu được với ảnh người dùng đã lưu trữ trong bộ nhớ. Sai số của Face ID chỉ là 1 phần triệu.
Trợ lý ảo (Virtual Assistant)
Các smartphone và thiết bị thông minh ngày nay đều tích hợp sẵn ứng dụng Trợ lý ảo như Siri của iPhone, Alexa của Amazon, Bixby của Samsung và Google Assistant trên các smartphone Android. Các “trợ lý” này có thể nghe, hiểu lệnh của người dùng cũng như lựa chọn đáp án trả lời chính xác là nhờ ứng dụng các thuật toán AI.
Các trợ lý ảo ngày nay đã đủ thông minh để nghe hiểu giọng nói với những phương ngữ và kiểu phát âm khác nhau. Ở Mỹ đã có vài trường hợp người dùng bị tai nạn ô tô ở nơi hoang vắng, người lái bị xe lật đè lên người không thể thoát ra và điện thoại bị rơi ra ngoài xe. Dù vậy, người lái vẫn ra lệnh được cho trợ lý ảo gọi cho số điện thoại cấp cứu 911 nên thoát chết.
Ngoài Trợ lý ảo, các ứng dụng thiết yếu khác của smartphone như đoán trước các từ người dùng định gõ (predictive text), quản lý điện năng, kiểm soát chế độ hình ảnh, cập nhật hệ điều hành và các ứng dụng… đều cũng sử dụng AI.
Bình luận (0)