Triển khai đội đột quỵ trong cả nước để cấp cứu nhanh cho bệnh nhân

17/04/2017 17:12 GMT+7

Lần đầu tiên trên cả nước, đội đột quỵ phản ứng nhanh trong cấp cứu ca bệnh được triển khai tại các bệnh viện.

Theo Bộ Y tế, tùy thuộc vào nhân lực, điều kiện trang thiết bị và số bệnh nhân đột quỵ tiếp nhận mỗi năm, các bệnh viện sẽ thành lập đội đột quỵ, đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ và trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Việc tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân đột quỵ phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần. Người bệnh đột quỵ được coi là trường hợp cấp cứu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất để xử trí cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ

tin liên quan

Đột quỵ: dự phòng muộn làm tăng tỷ lệ tử vong
Mặc dù đã có những kỹ thuật hiện đại trong xử trí, cấp cứu đột quỵ (tai biến mạch máu não) như: can thiệp nội mạch loại bỏ huyết khối (cục máu đông) dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, đặt stent... nhưng tỷ lệ tử vong vẫn ở mức cao và để lại di chứng rất nặng nề.
Tại miền Bắc, Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị đầu tiên thành lập đội đột quỵ. Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, khoa này đã có đội đột quỵ, phản ứng nhanh cấp cứu bệnh nhân bị đột quỵ.
Theo tiến sĩ Chi, với các trường hợp đột quỵ, đáp ứng nhanh tiếp cận sớm để hỗ trợ là “phao cứu sinh”, chỉ 1 phút thiếu máu não do đột quỵ thì người bệnh phải trả giá bằng tổn thương não. Do đó, thời gian là quan trọng, bác sĩ phải “giành giật” để bệnh nhân được can thiệp điều trị sớm nhất có thể.
Hiện tại, thời gian từ tiếp cận, chẩn đoán cho đến khi thực hiện can thiệp điều trị cho bệnh nhân đột quỵ tại A9 đạt được trước 45 phút (tiêu chí quy định tối đa 45 phút).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.