Các tòa tháp biểu tượng, tháp tài chính, bệnh viện, đại học, khu dân cư cao cấp, văn phòng, khách sạn 5 sao được bố trí dọc 2 bên đại lộ.
Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất miền Nam với: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Trong đó, Thuận An là thành phố sở hữu dân số đông nhất tỉnh (hơn 600.000 người), gấp rưỡi dân số của Thủ Dầu Một và Dĩ An. Đặc biệt, Thuận An là địa phương sở hữu cơ sở hạ tầng và dịch vụ tốt nhất của Bình Dương cũng như khu vực đô thị vệ tinh TP.HCM với: 2 trung tâm thương mại, 3 bệnh viện quốc tế, hệ thống siêu thị, sân golf 27 lỗ và các khu công nghiệp quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Đây cũng là thành phố duy nhất tại Bình Dương chuyển mình từ trung tâm công nghiệp thành trung tâm dịch vụ của tỉnh, theo đề án quy hoạch, xây dựng đô thị Thuận An đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 của UBND tỉnh Bình Dương.
Hướng đến mục tiêu đó, Bình Dương quy hoạch trục quốc lộ 13 đoạn từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết thành đại lộ kinh tế, tài chính, dịch vụ sầm uất. Quanh đại lộ này sẽ phát triển 5 trung tâm thương mại cấp đô thị, phụ trợ cho trục chính với: trung tâm 1 tọa lạc tại Lái Thiêu; trung tâm 2 thuộc khu vực ngã tư quốc lộ 13 và đường An Thạnh - Bình Chuẩn; trung tâm 3 chạy dọc ngã 5 An Phú và đường DT473; trung tâm 4 và 5 thuộc trục ngang Lái Thiêu - Dĩ An với ngã tư quốc lộ 13 và trục Bình Hòa - Vĩnh Phú.
Các tòa tháp biểu tượng, tháp tài chính, bệnh viện, đại học, khu dân cư cao cấp, văn phòng, khách sạn 5 sao được bố trí dọc 2 bên đại lộ trung tâm. Trong đó, UBND tỉnh Bình Dương sẽ đẩy nhanh tốc độ triển khai xây dựng những công trình quy mô như: trường Việt Nam - Singapore dự kiến bố trí ở khu vực An Thạnh, kết hợp với trường Đại học Thủy Lợi, trung tâm văn hóa và thể dục thể thao quy mô 10 - 15ha với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, bệnh viện quốc tế vốn đầu tư hơn 200 triệu USD,...
Ông Trần Minh Tú - Phó giám đốc Khối Đầu tư CBRE nhận định: “Việc quy hoạch trục đại lộ kinh tế tài chính, dịch vụ nằm trong chiến lược phát triển, đưa thành phố Thuận An chuyển từ trung tâm công nghiệp thành trung tâm dịch vụ lớn nhất Bình Dương. Từ đây, tạo đòn bẩy khổng lồ cho thị trường bất động sản khu vực Thuận An đột phá, thu hút các “ông lớn” đầu ngành đổ về đầu tư và phát triển hạ tầng”.
|
Cụ thể, trong năm 2021, UBND tỉnh chi hơn 4.000 tỉ đồng phục vụ công tác mở rộng lộ giới quốc lộ 13 lên 64m, hướng từ cầu Vĩnh Bình tới giáp ranh thành phố Thủ Dầu Một; lộ giới đường DT743a và DT743b được mở rộng tới 54m; đường DT743c mở rộng lên 42m.
Với quy hoạch bài bản và yêu cầu khắt khe đối với các công trình tọa lạc 2 bên trục đại lộ trung tâm, UBND tỉnh Bình Dương ưu tiên phát triển những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng, tạo điểm nhấn đặc biệt cho thành phố Thuận An. Theo đó, các công trình phức hợp đô thị và thương mại sở hữu chuỗi tiện ích đa dạng, cao cấp sẽ trở thành xu thế phát triển chung.
Mặt khác, việc sớm hoàn thiện quy hoạch trục đại lộ kinh tế tài chính, dịch vụ sẽ tạo tiền đề gia tăng giá trị bất động sản tại Thuận An nói chung và khu vực trung tâm trục quốc lộ 13 nói riêng. “Quan sát diễn biến ở các mô hình tương tự tại TP.HCM, ước tính tỷ lệ tăng giá trung bình mỗi năm dao động ở khoảng 25% - 30%” - ông Trần Minh Tú nhấn mạnh.
Bình luận (0)