Triển khai xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành

(TNO) Sáng 21.3, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tổ chức Lễ triển khai thi công các gói thầu xây lắp (phần vốn ADB tài trợ), thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

(TNO) Sáng 21.3, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tổ chức Lễ triển khai thi công các gói thầu xây lắp (phần vốn ADB tài trợ), thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Theo kế hoạch, dự án (tại xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) sẽ hoàn thành trong 5 năm tới.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết đây là dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc - Nam, nằm trong mục tiêu đến năm 2020 đưa vào khai thác trên 2.000 km đường bộ cao tốc.

Gói thầu đầu tiên trong 12 gói thầu của dự án đã triển khai thi công vào ngày 19.7.2014 và hôm nay là các gói thầu còn lại.

Tuyến đường có chiều dài 57,1 km, đi qua các tỉnh Long An: 2,7 km (gồm: huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc); TP.HCM: 26,4 km (gồm: huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ) và tỉnh Đồng Nai: 28 km (gồm: huyện Nhơn Trạch và huyện Long Thành).

Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/giờ.
Sơ đồ tuyến dự án Bến Lức - Long Thành - Ảnh: Mai VọngSơ đồ tuyến dự án Bến Lức - Long Thành - Ảnh: Mai Vọng
Do dự án qua vùng địa chất, thủy văn  rất phức tạp nhiều sông ngòi, vùng sình lầy nên phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn, trong đó đặc biệt có 2 cầu lớn có kết cấu dây văng là cầu Bình Khánh (qua sông Soài Rạp) dài 2,76 km nối huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ của TP.HCM, có khẩu độ nhịp chính dài 375m, trụ chính cao 155m; cầu Phước Khánh (qua sông Lòng Tàu) dài 3,18 km nối huyện Cần Giờ, TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, có khẩu độ nhịp chính dài 300m, trụ chính cao 135m; cả 2 cầu có khổ tĩnh không thông thuyền cao 55m.

Dự án sẽ xây dựng 6 nút giao, hàng trăm cống hộp dân sinh, cống thoát nước cùng các công trình phụ trợ đảm bảo khai thác như: trung tâm điều hành giao thông, trung tâm vận hành/ bảo trì, trạm dịch vụ, trạm dừng xe, trạm thu phí … và hệ thống giao thông thông minh (ITS).

Tổng mức đầu tư (giai đoạn I) là 31.320 tỉ đồng (tương đương 1.607 triệu USD); trong đó vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là 636 triệu USD,vốn vay của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là 635 triệu USD và vốn đối ứng ngân sách Nhà nước là 337 triệu USD.     
Phối cảnh cầu Bình Khánh - Ảnh: Mai VọngPhối cảnh cầu Bình Khánh - Ảnh: Mai Vọng
Phối cảnh cầu Phước Khánh - Ảnh: Mai Vọng
Phối cảnh cầu Phước Khánh - Ảnh: Mai Vọng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.