Triển lãm Những tấm gương bình dị mà cao quý

18/05/2023 07:13 GMT+7

Triển lãm thường niên Những tấm gương bình dị mà cao quý diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) từ 17.5 tới hết tháng 8.

Tại đây có hơn 200 tài liệu, bài viết và hiện vật, qua đó kể câu chuyện cảm động về 62 tập thể và 71 cá nhân đã vượt lên hoàn cảnh, không ngừng cố gắng vì lợi ích của cộng đồng, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Triển lãm Những tấm gương bình dị mà cao quý - Ảnh 1.

Nghệ nhân Sầm Văn Dừn, người được xem như “bảo tàng sống” của văn hóa Cao Lan

BẢO TÀNG CUNG CẤP

Những tấm gương này được Ban Tuyên giáo các địa phương, Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư, Đảng ủy Khối doanh nghiệp T.Ư, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) và Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) lựa chọn từ 600 tấm gương để tôn vinh. Đó là những tấm gương như: trung tá Nguyễn Thị Minh Phương (Cục Gìn giữ hòa bình VN) - nữ sĩ quan đầu tiên của VN thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan; "nghệ nhân múa rối đồng quê" Hồ Văn Thân; cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Tâm mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh nhưng vẫn luôn sống tích cực, lạc quan và yêu đời; nghệ nhân Sầm Văn Dừn, người được xem như "bảo tàng sống" của văn hóa dân tộc Cao Lan…

Triển lãm cũng giới thiệu thêm một số tư liệu sưu tập báo cắt dán về gương người tốt việc tốt được Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương, thưởng huy hiệu và một số huy hiệu Bác Hồ gửi tặng tấm gương người tốt việc tốt.

TS Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, cho biết đây là năm thứ 11 triển lãm Những tấm gương bình dị mà cao quý được bảo tàng thực hiện. Triển lãm không chỉ giới thiệu, tôn vinh những tấm gương người tốt, việc tốt mà còn góp phần giúp người xem có thêm nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.