Triều Tiên đổi thái độ với người đào tẩu

21/08/2013 11:00 GMT+7

Lãnh đạo Kim Jong-un được cho là đang có cách tiếp cận mới, mềm mỏng và khéo léo hơn để kêu gọi người đào tẩu trở về.

Lãnh đạo Kim Jong-un được cho là đang có cách tiếp cận mới, mềm mỏng và khéo léo hơn để kêu gọi người đào tẩu trở về.

>> Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc xin lỗi về vụ lính Triều Tiên đào tẩu 

Theo bài điều tra mới đây của Reuters, ngày càng có nhiều người CHDCND Triều Tiên trở về, hoặc mong muốn hồi hương, sau một thời gian lưu vong tại Hàn Quốc. Tuy số này vẫn chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong cộng đồng những người đào tẩu khỏi Triều Tiên nhưng nó phản ánh một xu hướng mới mà trước đây không ai tưởng tượng ra được. Reuters dẫn lời một số người lưu vong ở Hàn Quốc cho hay một trong những lý do là chính sách mới của lãnh đạo Kim Jong-un.

Một cặp vợ chồng đào tẩu Triều Tiên dự họp báo ở Bình Nhưỡng - d
Một cặp vợ chồng đào tẩu Triều Tiên dự họp báo ở Bình Nhưỡng - Ảnh: Nknews.org 

Được tiền, được lên ti vi

Một số nguồn tin tiết lộ với Reuters rằng gần đây, nhân viên an ninh Triều Tiên thường xuyên đến thăm hỏi gia đình có người đào tẩu và hứa rằng nếu con em họ trở về thì sẽ không bị trừng phạt, thậm chí được thưởng tiền tới 45.000 USD hoặc cấp nhà. Một người họ Lee đang sống ở Seoul cho hay mẹ cô mới gọi điện thoại sang và nói: “Nếu được thì con trở về. Lãnh đạo Kim Jong-un sẽ đối xử tốt”. Cô Lee cho biết thêm nhiều người khác dạo này cũng hay nhận các cuộc gọi tương tự từ người thân ở miền Bắc.

Thực tế đã có nhiều người đào tẩu hồi hương. Hồi tháng 4.2013, một người đào tẩu Triều Tiên 28 tuổi đã lấy cắp một tàu cá để trốn về nước, theo Yonhap. Trong khi đó, một nhà ngoại giao ở Bình Nhưỡng khẳng định với Reuters rằng 9 người đào tẩu Triều Tiên bị bắt ở Lào hồi tháng 5.2013 trong lúc tìm đường sang Hàn Quốc đã không bị tổn hại sau khi chính quyền sở tại trao trả họ. Quan chức nói rõ: “Họ thật sự được đối xử tốt kể từ khi trở về”. Một quan chức thuộc Tổ chức n xá quốc tế cũng cho hay chưa có báo cáo 9 người này bị trừng phạt gì. “Khi trở về nước, không phải ai cũng bị bỏ tù hay xử tử. Họ có thể được cho lên ti vi và trở thành những tấm gương tuyên truyền hữu hiệu”, ông này nói.

Tính từ năm ngoái, Bình Nhưỡng đã tổ chức ít nhất 6 sự kiện “quay về quê hương” đình đám được phát sóng trên truyền hình nhà nước. Trong đó, những người trở về ăn mặc đẹp đẽ, hát một bài thể hiện lòng trung thành với lãnh đạo Kim Jong-un rồi hô to: “Đại nguyên soái Kim Jong-un. Cám ơn ngài rất nhiều”. Có người còn khóc lóc, xin lỗi đã “phản bội tổ quốc” và cám ơn lãnh đạo Kim cho phép bà trở về bằng “tình thương sâu sắc”.

Reuters dẫn lời một số chuyên gia cho rằng đây là bằng chứng cho thấy ông Kim Jong-un quyết định thay đổi cách tiếp cận vấn đề đào tẩu so với trước kia. Lâu nay, những thông tin từ nước ngoài đều cáo buộc Triều Tiên cho bắt cóc những người trốn chạy, xử tử hoặc ném họ vào các trại lao động khổ sai. Ngày 20.8, một ủy ban của LHQ bắt đầu nghe điều trần từ một số người đào tẩu về cái gọi là “tình trạng nhân quyền tồi tệ” ở miền Bắc, theo tờ The Wall Street Journal. Triều Tiên thì bác bỏ mọi cáo buộc và khẳng định không tồn tại trại lao động khổ sai ở nước này.

Vỡ mộng

Bên cạnh đó, lý do khác khiến một số người đào tẩu Triều Tiên muốn trở về là họ không hòa nhập được với cuộc sống ở miền Nam. Dù được chính quyền Seoul trợ cấp nhà cửa và tập huấn hướng nghiệp nhưng nhiều người vẫn không thích nghi được. Theo Trung tâm dữ liệu về nhân quyền Triều Tiên, khoảng 20% người đào tẩu thất nghiệp ở Hàn Quốc và nhiều người phải làm những việc mà dân bản xứ không muốn làm. Ngoài ra, họ còn cáo buộc bị xem thường, phân biệt đối xử. “Khi biết tôi từ Triều Tiên tới, mấy người bán hàng tính giá mắc hơn, còn tài xế taxi tỏ vẻ khinh bỉ”, BBC dẫn lời một người đào tẩu than vãn.

Tình trạng trên càng khiến công tác tuyên truyền của Triều Tiên thêm hiệu quả. Mới đây truyền hình nhà nước chiếu cảnh một người vừa hồi hương tên Kim Kwang-hyok giận dữ gọi Hàn Quốc là “nơi không có tình thương”. Tuy nhiên, đến nay không có thông tin gì mới về số phận của những người trở về. Reuters dẫn lời ông Kim Seung-chul, chủ một đài phát thanh dành cho đồng hương miền Bắc ở Seoul, cho rằng họ thật sự được nhận tiền, nhà nhưng vẫn bị giám sát chặt chẽ. “Nếu họ bị phát hiện gây ra bất cứ lỗi lầm gì thì cuộc đời họ sẽ chấm dứt”, ông Kim nhận định.

Văn Khoa

>> Thụy Sĩ ngăn thương vụ bán cáp treo cho Triều Tiên
>> Triều Tiên nối lại hoạt động 'đoàn tụ gia đình' với Hàn Quốc
>> Tàu Triều Tiên chở vũ khí bị phạt nặng
>> Liên Hiệp Quốc kêu gọi viện trợ khẩn cấp cho Triều Tiên
>> Triều Tiên, Hàn Quốc đạt thỏa thuận mở cửa trở lại KCN Kaesong
>> Triều Tiên trình làng smartphone nội địa
>> Hàn, Mỹ sắp tập trận, Triều Tiên im hơi lặng tiếng
>> ‘Triều Tiên có lẽ đã tăng gấp đôi công suất làm giàu uranium’
>> Triều Tiên sẽ mở lại khu công nghiệp Kaesong
>> Nhật hạ thủy chiến hạm lớn nhất: Triều Tiên cảnh báo Nhật vượt quá 'lằn ranh nguy hiểm
>> Triều Tiên cắt ngắn tập trận vì lũ  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.