Trình độ đại học, cao đẳng thất nghiệp ngày càng tăng

24/12/2015 17:42 GMT+7

Bản tin cập nhật thị trường lao động quý 3.2015 mà Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội vừa công bố chiều nay cho thấy, tỷ lệ người có trình độ đại học, cao đẳng thất nghiệp ngày càng tăng.

Bản tin cập nhật thị trường lao động quý 3.2015 mà Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội vừa công bố chiều nay cho thấy, tỷ lệ người có trình độ đại học, cao đẳng thất nghiệp ngày càng tăng.

Buổi công bố bản tin cập nhật thị trường lao động chiều 24.12 - Ảnh: Thu HằngBuổi công bố bản tin cập nhật thị trường lao động chiều 24.12 - Ảnh: Thu Hằng
Theo Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, trong quý 3.2015, cả nước có 1,13 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Tính theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có 645.100 người thất nghiệp không có chuyên môn nghiệp vụ (chiếm 57,2% tổng số người thất nghiệp); 33.600 người có trình độ sơ cấp nghề (chiếm 3%); 23.000 người có trình độ trung cấp nghề (chiếm 2%); 60.200 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp (chiếm 5,3%); 15.100 người có trình độ cao đẳng nghề (chiếm 1,3%).
Đặc biệt, có đến 117.300 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp thất nghiệp (chiếm 10,4%, tăng 24.100 người so với quý 2) và 225.500 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp (chiếm 20%, tăng 26.100 người so với quý 2).
Số người thất nghiệp ở thành thị chiếm 46,2% với 521.300 người và thanh niên (15 - 24 tuổi) thất nghiệp chiếm 59% với 666.500 người. Đáng chú ý, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tiếp tục tăng, lên đến 7,30% (so với 6,68% quý 2.2015), cao gấp 3,1 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị tăng từ 11,84% quý 2 lên 12,12% trong quý 3.
So với quý 2.2015, tình trạng thất nghiệp dài hạn (trên 12 tháng) trầm trọng hơn từ mức 22,7% lên 25%. Tỷ trọng người thất nghiệp dưới 12 tháng là 75%.
TS Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học-Lao động xã hội bày tỏ: “Tỷ lệ thất nghiệp cao rơi vào nhóm có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cho thấy giữa cung và cầu của nhóm này tiếp tục bất cập. Tỷ thất nghiệp cao và gia tăng ở nhóm thanh niên cho thấy cần tiếp tục tập trung hỗ trợ việc chuyển tiếp cho thanh niên từ nhà trường đến thị trường lao động”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.