Trò chuyện cùng dịch giả Quế Sơn về Lụa

08/04/2021 06:15 GMT+7

Buổi trò chuyện sẽ diễn ra vào 9 giờ ngày 10.4 tại Cà phê Thứ bảy trẻ (264A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM).

“Bắt đầu từ một người đàn ông đi xuyên thế giới rồi chấm dứt bên hồ, một cái hồ nằm sẵn đó, vào một ngày nhiều gió. Người đàn ông mang tên Hervé Joncour. Tên hồ, chẳng ai biết. Người ta có thể nói đây là một câu chuyện tình. Nhưng nếu chỉ có thế thôi thì có đáng gì đâu mà đem ra kể. Trong chuyện này còn có những nỗi khát khao và những niềm đau khổ, những điều mà bạn biết rõ hoàn toàn nhưng tên gọi thật cho những điều đó thì bạn không có. Và dù sao đi nữa, đây không phải tình ái…”.
Nhà văn Ý Alessandro Baricco viết như thế trên bìa gấp thứ hai, ấn bản đầu tiên của tiểu thuyết Lụa (1996). Sau 25 năm, Lụa (nguyên tác tiếng Ý: Seta) được dịch và tái bản liên tục ở nhiều quốc gia; được dựng thành phim điện ảnh. Điều gì khiến cuốn sách chưa đầy 150 trang khổ nhỏ với số chữ trên mỗi trang văn bản thật ít ỏi lại truyền nguồn cảm hứng tìm đọc và say mê thưởng thức đến như vậy? Chúng ta có thể đọc Lụa theo những cách nào? Và vì sao một dịch giả người Việt đã sống với bản dịch cuốn sách mỏng này suốt 20 năm qua? Đó sẽ là các vấn đề được “mổ xẻ” trong buổi trò chuyện về Lụa và một cuộc gặp gỡ Nhật Bản, diễn ra vào 9 giờ ngày 10.4 tại Cà phê Thứ bảy trẻ (264A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM) cùng các diễn giả: dịch giả Quế Sơn, nhà văn - nhà nghiên cứu Nhật Chiêu và TS Đào Lê Na, nhân dịp tái bản và “nhuận sắc” bản dịch Lụa (ảnh) của dịch giả Quế Sơn (Phanbook - NXB Hội Nhà văn).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.