Cardio là các bài tập giúp tăng sức bền như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe. Lợi ích lớn nhất của cardio là đốt calo, tăng cường sức mạnh tim, tăng mật độ xương và giảm căng thẳng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Một chế độ tập gym tốt nên có cả các bài sức mạnh và cardio |
SHUTTERSTOCK |
Ngoài ra, các bài tập cardio cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm nồng độ cholesterol cao và góp phần điều chỉnh huyết áp. Trong khi đó, các bài tập rèn luyện sức mạnh như nâng tạ lại giúp tăng cường sức mạnh cơ và mật độ xương. Khối lượng cơ lớn hơn, xương chắc hơn sẽ giảm rủi ro chấn thương khi mang vác vật nặng, té ngã và cải thiện khả năng vận động.
Các bài sức mạnh thậm chí còn giúp cải thiện tâm trạng, tăng sự tự tin và bảo vệ não chống lại tình trạng suy giảm nhận thức. Nâng tạ là hình thức tập phổ biến khi nhắc đến đến bài tập sức mạnh. Tuy nhiên, ngoài nâng tạ, mọi người có thể lựa chọn các loại bài tập sức mạnh khác như squat, hít đất hay hít xà đơn.
Trong một buổi tập, chọn sức mạnh hay cardio trước tùy thuộc vào mục tiêu tập luyện. Ví dụ, nếu mục tiêu chính của bạn là giảm cân và tăng khối lượng cơ thì hãy tập sức mạnh trước. Nếu bạn muốn cải thiện sức bền thì hãy tập cardio trước.
Cardio là các bài tập giúp tăng sức bền như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe |
shutterstock |
Có trường hợp người tập muốn tăng khối lượng cơ ở các nhóm cơ chân nhưng cũng muốn tăng sức bền. Khi đó, hãy ưu tiên tập sức mạnh trước vì nếu tập cardio trước thì các cơ sẽ mệt mỏi và không thể nâng tạ được.
Nếu người tập không chú trọng tăng khối lượng cơ hay tăng sức bền thì hãy ưu tiên loại bài tập ít hứng thú hơn. Ví dụ, nếu bạn ít hứng thú với nâng tạ thì hãy tập nâng tạ trước, ít hứng thú với cario thì hãy tập cario trước.
Vì đầu buổi tập, thể lực còn tốt nên người tập có thể dễ dàng hoàn thành những bài mình không thích. Nếu để các bài tập không thích cuối cùng thì người tập có thể dễ bỏ qua, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện, theo Healthline.
Bình luận (0)