Xe

Trong cố, ngoài chống

15/04/2017 07:19 GMT+7

Sự kiện bàn về tương lai chính trị cho Afghanistan được Nga chủ trì ở Moscow với sự tham gia của 14 quốc gia nhưng bị phủ bóng bởi tình trạng không suôn sẻ hiện tại giữa Nga và Mỹ. Mỹ được mời nhưng từ chối tham dự.

Tất cả các nước thành viên NATO cũng vậy. Không những thế, Mỹ còn gián tiếp cản trở bằng việc ném quả bom phi hạt nhân mạnh nhất mà Mỹ hiện có xuống Afghanistan. Mỹ vừa không muốn Nga có được vai trò chủ đạo và dẫn dắt quá trình hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc ở Afghanistan. Hội nghị này diễn ra trong tình cảnh các bên tham dự nỗ lực đạt tiến triển còn các đối tác bên ngoài chống phá hoặc bất hợp tác.
Điều đáng chú ý nữa là việc Nga chính thức công bố việc tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với lực lượng Taliban ở Afghanistan. Mục tiêu của Nga là thuyết phục Taliban tham gia chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và tham gia vào giải pháp chính trị cho Afghanistan. Qua đó có thể thấy Nga không còn đánh giá Taliban là mối đe dọa an ninh trực tiếp nữa mà là đối tác tiềm năng giúp Nga gây dựng nên vai trò và ảnh hưởng ở Afghanistan.
Hiện tại, Mỹ vẫn còn quân đội được triển khai ở Afghanistan và vẫn kiểm soát được chính phủ Afghanistan. Nhưng về lâu dài, tức là sau khi Mỹ rút quân, thì cục diện chính trị quyền lực và an ninh sẽ rất khác. Những đối tác ở xung quanh Afghanistan như Nga, Trung Quốc, Pakistan hay Iran, chứ không phải Mỹ, mới có thể dễ dàng có được quan hệ, ảnh hưởng và thông qua Taliban để có vai trò và ảnh hưởng đối với tương lai của Afghanistan. Cho nên những đối tác này có lợi ích chiến lược thiết thực trong việc làm cho hội nghị thành công, còn Mỹ và NATO thì ngược lại. Bên cố, bên chống vì thế.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.