"Phất lên" quá bất thường, bao khách hàng điêu đứng
Mô hình
kinh doanh bất động sản của địa ốc Alibaba trong 3 năm trở lại đây gây ra nhiều "sóng gió" trên thị trường, đặc biệt càng khiến dư luận xôn xao khi nhiều lãnh đạo và nhân viên Alibaba bị khởi tố, tạm giam và bị tạm giữ hình sự để phục vụ điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hàng trăm khách hàng hoang mang vì nguy cơ mất trắng tiền bạc đã đầu tư, rơi vào đường cùng đã tìm đến cơ quan công an tố cáo, khi biết bị lừa ký hợp đồng giao dịch đất nền tại các dự án “ma”.
Công ty Alibaba đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 5.5.2016 với vốn điều lệ chỉ 1 tỉ đồng. 8 tháng sau, ngày 3.12.2016, Công ty Alibaba đăng ký thay đổi lần thứ 1 tăng vốn điều lệ 20 tỉ đồng. Chưa tròn 1 năm sau, ngày 26.9.2017, Công ty Alibaba tiếp tục đăng ký thay đổi lần thứ 3 với vốn điều lệ lên đến 1.600 tỉ đồng.
Công ty Alibaba có 3 cổ đông gồm Nguyễn Thái Lĩnh (chức vụ Tổng giám đốc) là đại diện
pháp luật, góp 10% vốn điều lệ; ông Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT) góp 80% vốn điều lệ; bà Võ Thị Thanh Mai (vợ của Nguyễn Thái Luyện) góp 10% vốn điều lệ.
Công ty Alibaba từng quảng cáo trên website https://tapdoandiaocalibaba.com (hiện nay không truy cập được) dự kiến cuối năm 2019 sẽ bước lên
sàn chứng khoán và nâng mức vốn điều lệ lên đến 5.600 tỉ đồng.
Choáng với những con số ngàn tỉ cực “khủng” trong vụ án địa ốc Alibaba
|
"Vẽ" dự án "ma", đã thu hơn 2.500 tỉ đồng
Trước thời điểm
Nguyễn Thái Luyện bị tạm giữ hình sự và Nguyễn Thái Lĩnh bị công an bắt (ngày 18.9) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công ty Alibaba đang có 24 công ty con với nhiều tên gọi khác nhau, có khoảng 2.600 nhân viên hoạt động tại các chi nhánh, công ty con của Công ty Alibaba tại TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Khi thực hiện khám xét trụ sở Công ty Alibaba vào ngày 18.9, công an thu giữ hàng trăm thùng tài liệu, đồ vật, tạm giữ một lượng lớn tiền, vàng, tài sản của Công ty Alibaba. Ngoài ra, công an cũng thu giữ hàng trăm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được Công ty Alibaba mua lại để lập dự án “ma” rồi phân lô bán nền cho khách hàng.
Qua điều tra ban đầu, công an xác định Nguyễn Thái Luyện chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo Nguyễn Thái Lĩnh (em ruột Luyện) và các nhân viên cấp dưới thực hiện lừa đảo khách hàng.
Một điểm rất đáng chú ý là, sau khi cơ quan công an vào cuộc điều tra vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty Alibaba, tiền mặt của Alibaba bị công an thu giữ rất ít. Tài khoản
ngân hàng của
Alibaba bị phong tỏa, hiện chưa rõ trong tài khoản có bao nhiêu tiền.
Anh em chủ tịch địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện bị áp giải lúc nửa đêm
|
5 thuộc cấp của “trùm” Nguyễn Thái Luyện bị khởi tố
Liên quan đến hoạt động của Công ty Alibaba, có thêm 5 thuộc cấp của “trùm” Nguyễn Thái Luyện bị khởi tố.
Cụ thể, Trần Quang Khải (27 tuổi) đã bị Công an Q.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố, bắt tạm giam về hành vi cố ý gây thương tích đối với một khách hàng Công ty Alibaba tại trụ sở Alibaba ở đường Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức.
Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (24 tuổi, ngụ Tiền Giang), Trần Quốc Tĩnh (24 tuổi, quê Đà Nẵng), Huỳnh Ngọc Thiện (23 tuổi, quê Gia Lai) và Phan Quỳnh Long (22 tuổi, quê Gia Lai) để điều tra làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý làm hư hỏng tài sản.
Nữ Phó tổng giám đốc Công ty Alibaba, bà Huỳnh Thị Ngọc Như, mới đây cũng bị Công an TP.HCM triệu tập, liên quan đến "sếp" địa ốc Alibaba vi phạm pháp luật.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Như, Phó tổng đối ngoại và đào tạo Alibaba, livestream sau khi Nguyễn Thái Luyện bị bắt - Nguồn: Địa ốc Alibaba
|
|
Bình luận (0)