Tự động phát
Tờ Chiang Rai Times ngày 24.2 đưa tin điều này khiến mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục căng thẳng. Ông Niwat Roikaew, chủ tịch nhóm bảo vệ môi trường Love Chiang Khong (Thái Lan), cho biết mực nước sông Mê Kông bắt đầu giảm đột ngột từ đầu tháng 1.
|
Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc đã thông báo với các nước vùng hạ du sông Mê Kông về việc thử nghiệm tại đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam vào đầu tháng 1, gần 1 tuần sau khi bắt đầu giảm lượng nước xuống còn 1.000 m3/s so với lưu lượng thông thường là 1.900 m3/s.
Theo thông báo, thử nghiệm sẽ hoàn tất vào ngày 24.1. Tuy nhiên, theo Ủy hội sông Mê Kông, tình trạng biến động dòng chảy của con sông đã rơi xuống mức đáng lo ngại.
Hiện có khoảng 60 triệu người sống nhờ vào dòng chảy sông Mê Kông ở vùng hạ du. Các cộng đồng tại Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam bất ngờ vì động thái của Trung Quốc, khiến tình hình khó khăn hơn giữa mùa khô hằng năm.
|
Đến giữa tháng 2, tình trạng vẫn chưa chuyển biến nhiều đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi việc Trung Quốc giảm lưu lượng nước từ con đập khổng lồ này.
Có một số ý kiến chỉ trích Trung Quốc tự xem sông Mê Kông như một dòng nước riêng và có quyền quyết định về việc sử dụng. Còn nhiều chuyên gia khác lại nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác để điều hành dòng chảy xuyên quốc gia.
Ông Carl Middleton, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển xã hội tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) cho biết “Mục tiêu là khiến việc vận hành các dự án thủy điện tránh tối đa việc tác động đến xã hội và môi trường, trong khi ghi nhận và bồi thường thiệt hại”.
Năm 2019, đợt hạn hán chủ yếu do tác động của các con đập trên sông Mê Kông ở Trung Quốc và tại các nước khác như Lào đã ảnh hưởng nặng nề đến hồ Tonle Sap ở Campuchia cũng như đồng bằng sông Cửu Long.
Bình luận (0)