Tờ China Daily dẫn báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Khảo sát Tài chính Gia đình Trung Quốc cho biết, chỉ số Gini của Trung Quốc, thường dùng để đo mức độ bất bình đẳng, là 0,61 trong năm 2010.
Chỉ số này cao hơn mức báo động là 0,4 và cao hơn chỉ số trung bình toàn cầu là 0,44.
Chỉ số Gini càng cao chứng tỏ mức độ bất bình đẳng càng lớn. Chỉ số 0 biểu thị sự bình đẳng hoàn toàn và 1 biểu thị sự bất bình đẳng tối đa.
|
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới trong đợt thống kê tại 47 quốc gia vào năm 2008, Honduras là nước bất bình đẳng nhất với chỉ số Gini là 0,613.
Lần gần nhất Trung Quốc công bố mức độ bất bình đẳng là vào năm 2000, khi đó chỉ số Gini của nước này là 0,412.
Theo tờ China Daily, Trung tâm Nghiên cứu và Khảo sát Tài chính Gia đình Trung Quốc được sáng lập bởi Trường đại học Kinh tế Tài chính Tây Nam và Viện Nghiên cứu Tài chính của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Trong bài tường thuật về báo cáo hôm 10.12, tờ Thời báo Hoàn cầu nói rằng khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc đã ở mức “báo động”.
Tuy nhiên, trung tâm công bố báo cáo nói rằng đây là hiện tượng thường thấy tại các quốc gia phát triển với tốc độ nhanh.
Báo cáo kêu gọi chính phủ sử dụng nguồn tài chính lớn để hỗ trợ những người thu nhập thấp về ngắn hạn và cải thiện giáo dục nhằm giải quyết sự mất cân bằng về lâu về dài.
Sơn Duân
>> Đội tàu hải quân Trung Quốc "tuần tra" Senkaku/Điếu Ngư
>> Mỹ tịch thu gần 36.000 đồ chơi Trung Quốc
>> Trung Quốc: Đốt xưởng may vì không trả lương
>> Trí thức Trung Quốc kêu gọi lãnh đạo công khai tài sản
Bình luận (0)