(TNO) Trung Quốc bắt đầu mở rộng phòng thí nghiệm dưới lòng đất, thuộc hàng sâu nhất thế giới, ở tỉnh Tứ Xuyên, nơi các nhà khoa học tiến hành các cuộc thí nghiệm về “vật chất tối” bí ẩn.
Giai đoạn hai của việc xây dựng phòng thí nghiệm dưới lòng đất Jinping, nằm cách mặt đất 2.400 m, đã được tiến hành vào ngày 1.8, Tân Hoa xã cho hay.
Đại học Thanh Hoa và công ty phát triển thủy điện Sông Nhã Lung phối hợp thực hiện dự án mở rộng phòng thí nghiệm này.
Công trình xây dựng dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2015, mở rộng diện tích phòng thí nghiệm Jinping, cho phép các nhà khoa học tiến hành được thêm nhiều cuộc thí nghiệm.
Phòng thí nghiệm Jinping cung cấp không gian “sạch” cho các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu “vật chất tối”, một loại vật chất giả thuyết không thể nhìn thấy trong vũ trụ, có thành phần chưa hiểu được, theo Tân Hoa xã.
Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang nỗ lực tìm kiếm chứng cứ để chứng minh sự tồn tại của “vật chất tối” này.
Được đưa vào hoạt động kể từ năm 2010, Jinping là phòng thí nghiệm dưới lòng đất đầu tiên của Trung Quốc được dùng để tiến hành các nghiên cứu khoa học tân tiến nhất.
Phòng thí nghiệm này dùng để nghiên cứu nhiều lĩnh vực lớn, như vật lý phân tử và nhiệt học, vật lý hạt nhân…
Trung Quốc hiện có nhiều bước tiến trong công nghệ không gian và quân sự. Phòng thí nghiệm này cho thấy mục tiêu kế tiếp của Bắc Kinh là ngành vật lý phân tử.
Điều này khiến các nước phương Tây không mấy dễ chịu bởi vì Trung Quốc có thể đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý phân tử vốn do Mỹ và châu u đang thống trị.
Những phòng thí nghiệm dưới lòng đất như Jinping là hiếm hoi ở Trung Quốc bởi vì chúng đòi hỏi chính quyền nước này phải đầu tư lớn để xây dựng, nhưng một chuyên gia người Trung Quốc cho rằng: “Tiền bạc không là vấn đề ở đất nước của chúng tôi”.
Phúc Duy
>> Châu u khó chịu vì phòng thí nghiệm dưới lòng đất của Trung Quốc
>> Tạo vụ nổ siêu tân tinh trong phòng thí nghiệm
>> NASA tạo bụi vũ trụ trong phòng thí nghiệm
>> Nuôi sụn người trong phòng thí nghiệm
>> Cơ tự lành trong phòng thí nghiệm
>> Chứng cứ đầu tiên về vật chất tối?
>> Fermi “bắt” được vật chất tối
>> Viễn vọng kính băng nghiên cứu vật chất tối
Bình luận (0)