Theo CNN, trong những năm gần đây, một số tên tuổi hàng đầu trong làng doanh nghiệp Đại lục chọn cách niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ngoài Trung Quốc.
Đơn cử, cổ phiếu của hai trong số các hãng công nghệ hàng đầu là Alibaba và Baidu giao dịch ở New York. Tencent thì niêm yết tại Hồng Kông, nơi có các thị trường hầu hết tách biệt với các thị trường Đại lục.
Bắc Kinh muốn điều này thay đổi. Đối tác sáng lập Andrew Polk tại hãng nghiên cứu Trivium China cho hay: “Nó cơ bản là vấn đề niềm tự hào và sự kiểm soát. Các nhà quản lý Trung Quốc không thích thực tế là một số doanh nghiệp nổi trội của họ niêm yết ở nước ngoài”.
tin liên quan
Trung Quốc đang vượt EU về quy mô kinh tếHiện chính phủ Trung Quốc có kế hoạch nới lỏng một số hạn chế. Theo chương trình được biết đến với tên gọi China Depository Receipts (CDR), các hãng lớn Trung Quốc trong ngành công nghệ cao sẽ được khuyến khích giao dịch cổ phiếu của họ ở Thượng Hải hoặc Thâm Quyến. Họ có thể làm như thế ngay cả khi vẫn niêm yết ở nước ngoài.
Giới phân tích cho rằng động thái này là một phần trong kế hoạch kiểm soát nhiều hơn các doanh nghiệp tư nhân. Nếu Đại lục có thể thuyết phục một số doanh nghiệp lớn nhất đem cổ phiếu về nước, họ sẽ có thể để mắt đến những công ty này và có tiếng nói lớn hơn trong cách hoạt động của hãng. Sáng kiến CDR là để đưa các tập đoàn lớn Trung Quốc vào vòng kiểm soát nhiều hơn, Brock Silvers, giám đốc điều hành hãng tư vấn đầu tư Kaiyuan Capital cho biết.
Vấn đề của các hãng Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài, đặc biệt là công ty chuyên về công nghệ, ngày càng trở nên nhạy cảm với chính quyền trong những tháng gần đây. Giám đốc điều hành Lyndon Chao của Hiệp hội thị trường tài chính và công nghiệp chứng khoán châu Á nhận định: “Công nghệ ngày càng là mối quan tâm quốc gia”.
Giới chức Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc về kế hoạch thúc đẩy ngành công nghệ của nước này trong các lĩnh vực như chip máy tính, trí thông minh nhân tạo và xe điện. Thu hút Alibaba, Baidu hồi hương là “cách để Trung Quốc giành lại các hãng công nghệ nước nhà”.
Đưa các hãng công nghệ về Đại lục cũng giúp người dân Trung Quốc có nhiều lựa chọn hấp dẫn hơn trong việc đầu tư. Cổ phiếu Alibaba và Tencent tăng vọt trong những năm gần đây, nhưng phần lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Trung Quốc đã phải bỏ qua. Chính phủ Trung Quốc muốn việc giá cổ phiếu tăng cũng có lợi cho các nhà đầu tư nước này.
Một số hãng công nghệ lớn đã cho hay họ quan tâm đến việc niêm yết cổ phiếu ở quê nhà, trong số này có Alibaba, Tencent, Xiaomi - hãng sản xuất điện thoại thông minh gần đây nộp đơn xin IPO ở Hồng Kông.
Trung Quốc chắc chắn có sự hấp dẫn riêng của họ. Thị trường chứng khoán nước này đạt 8.800 tỉ USD, lớn thứ nhì thế giới trong năm qua, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng thường sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các cổ phiếu, dựa vào doanh thu doanh nghiệp, hơn các nhà đầu tư M
Bình luận (0)